Hậu sởi là các biến chứng thường gặp khi nhiễm sởi như viêm phế quản, thanh quản, viêm phổi, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, viêm não..
Sởi phát triển mạnh vào mùa đông-xuân và là căn bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Tuy nhiên sởi có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như viêm phế quản, thanh quản, viêm phổi, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, viêm não…
Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi rút và có thể lây lan qua giọt bắn từ người nhiễm bệnh sang người bình thường khi ho, hắt hơi hay tiếp xúc gần. Hậu sởi là các biến chứng thường gặp khi nhiễm sởi như viêm phế quản, thanh quản, viêm phổi, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, viêm não..
Viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi
Hậu sởi có thể dẫn đến tình trạng kích ứng và viêm đường hô hấp, từ đó gây nên viêm thanh quản hoặc ống phế quản, đường dẫn khí đến phổi. Biến chứng viêm phổi xảy ra do phổi bị viêm và nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt là trẻ em. Các số liệu thống kê cho thấy khả năng hậu sởi gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh chỉ vào khoảng 5% tuy nhiên đa số dẫn đến tử vong do viêm phổi bắt nguồn từ việc bị mắc sởi.

Nhiễm trùng tai, rách màng nhĩ
Nhiễm trùng tai là một trong những biến chứng bệnh sởi phổ biến gây ra bởi vi khuẩn. Nguyên nhân do vi khuẩn di chuyển vào tai giữa thông qua vòi nhĩ khiến nó sưng lên. Quá trình sưng viêm khiến vòi nhĩ bị tắc gây suy giảm chức năng vòi nhĩ, nhiễm trùng tai. Biến chứng khi nhiễm trùng tai thường gặp là mất thính lực tạm thời, nhiễm trùng tái diễn thương xuyên còn khiến trẻ nghe kém dẫn đến gặp khó khi tiếp cận với ngôn ngữ khi đọc, viết và giao tiếp.
Rách màng nhĩ cũng là biến chứng do nhiễm trùng tai tuy nhiên điều này ít xảy ra, tỷ lệ giao động từ 5 – 10%. Rách màng nhĩ không điều trị kịp thời hoặc nhiễm trùng không tự khỏi có thể lây lan và gây ra những hậu quả khó lường nếu lan đến hệ thần kinh. Đặc biệt đối tượng phụ nữ mang thai khi mắc bệnh sởi có thể gây ra những tác động đến mẹ và thai nhi dẫn đến trẻ sinh non, nhẹ cân, nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.
Tiêu chảy cấp, mù loà
Biến chứng do bệnh sởi gây ra ở hệ tiêu hóa thường gặp là viêm niêm mạc miệng, viêm ruột, biến chứng tiêu chảy hoặc tiêu chảy cấp do vi rút gây ra. Hậu quả khi tiêu chảy và nôn mửa có thể dẫn đến mất nước. Đặc biệt hậu sởi có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến thị lực. Một nghiên cứu đã xác định mỗi năm có đến 60 ngàn trường hợp mù lòa do bệnh sởi gây ra.
Theo các bác sỹ bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh sởi, đặc biệt là những người chưa được tiêm phòng đầy đủ. Đến thời điểm hiện tại bệnh sởi vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu vì vậy những đối tượng có nguy cơ đối mặt với hậu sởi cao hơn như trẻ em dưới 5 tuổi, người trưởng thành trên 20 tuổi, phụ nữ mang thai, đối tượng có hệ thống miễn dịch suy yếu…cần phòng ngừa căn bệnh này. Phương pháp điều trị sởi hiện nay là làm giảm bớt các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng khi mắc sởi. Đối với việc xử lý tình trạng thiếu nước do biến chứng tiêu chảy người bệnh cần bù nước kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học để đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Để điều trị các biến chứng viêm phổi và nhiễm trùng tai mắt, tùy từng trường hợp thực tế các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh kết hợp bổ sung vitamin A giúp hệ thống miễn dịch luôn ở mức ổn định bình thường. Vitamin A tốt cho mắt, ngăn ngừa tổn thương mắt dẫn đến mù lòa. Đối với đặc điểm tiêu chảy thường dẫn đến mất nước do đó cha mẹ cần bù nước và bù điện giải cho trẻ bị tiêu chảy theo đúng hướng dẫn của bác sỹ tránh kiệt nước, sốc mất nước (70% số trẻ tử vong do sốc mất nước).
Gây viêm não
Viêm não là biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn. Đối với trẻ em hoặc người trưởng thành nếu chưa được tiêm chủng hoặc sau khi nhiễm sởi đều có thể gặp biến chứng này do não bị nhiễm vi rút hoặc do miễn dịch sau khi mắc bệnh sởi.
Sởi là nguyên nhân gây nên căn bệnh viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp (SSPE) tuy nhiên tình trạng này rất hiếm gặp. Nhiều năm sau khi nhiễm sởi bệnh mới phát triển dẫn đến thoái hóa thần kinh. Các tế bào thần kinh dần bị phá hủy dẫn đến suy giảm tinh thần thậm chí tử vong. Thống kê cho thấy cứ 1000 ca mắc bệnh sởi thì có khoảng 1 – 3 ca bị viêm não sởi nguyên phát, 1 trẻ bị viêm não cấp tính sau nhiễm trùng trong 2 – 30 ngày và 1 trong 25.000 trẻ sẽ mắc phải bệnh viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp và có thể tử vong.
Để phòng ngừa bệnh sởi và biến chứng do sởi gây ra, chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tiêm phòng sởi cho trẻ, tuân thủ các mũi tiêm nhắc lại khi trẻ đã đủ 9 tháng tuổi trở lên hoặc các loại vắc xin phối hợp chứa thành phần sởi khi trẻ đã đủ 18 tháng tuổi trở lên. Đối với phụ nữ có ý định mang thai cần tiêm 2 liều vắc xin sởi cách nhau ít nhất 4 tuần và tránh mang thai trong vòng ít nhất 1 tháng kể từ ngày tiêm vắc xin. Hậu sởi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm do đó cần phòng ngừa bệnh và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu của bệnh. Đến thời điểm hiện tại, cách phòng sởi đạt hiệu quả tối ưu đó là tiêm chủng theo phác đồ của Bộ Y tế kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm
Những điều cần kiêng kỵ khi mắc bệnh sởi
Giai đoạn trẻ mắc bệnh sởi cha mẹ cần cẩn trọng tránh biến chứng
Phương pháp điều trị tiêu chảy do bệnh sởi
Phân biệt triệu chứng của bệnh sởi và sốt phát ban
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.