Chủ Nhật, 06/05/2018 | 22:32

Dịch sốt xuất huyết đang gia tăng tại các tỉnh thành trên cả nước. Ngoài việc diệt muỗi, tránh muỗi đốt… Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo người dân khi sử dụng thuốc không kê đơn như hạ sốt, giảm đau… không đúng có thể gây nguy hiểm trên bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Dịch sốt xuất huyết đang gia tăng tại các tỉnh thành trên cả nước. Ngoài việc diệt muỗi, tránh muỗi đốt… Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo người dân khi sử dụng thuốc không kê đơn như hạ sốt, giảm đau… không đúng có thể gây nguy hiểm trên bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Bệnh nhân sốt xuất huyết gia tăng tại các tỉnh thành trên cả nước

Theo thống kê, cả nước ghi nhận gần 50.000 người mắc sốt xuất huyết, 14 trường hợp tử vong (tăng 2 trường hợp so với cùng kỳ 2016). Có thời điểm, số mắc mới  lên đến 3.000 ca/tuần.

So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc và tử vong gần như tương đương, nhưng năm nay dịch xuất hiện sớm hơn. Số mắc tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam, miền Trung, đặc biệt tại Hà Nội, số mắc tăng 3 lần. TP.HCM hiện là địa phương ghi nhận số mắc cao nhất với hơn 10.000 ca, tiếp đến là Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa… Riêng Hà Nội số mắc hiện tăng 3 lần so với cùng kỳ 2016. Đáng lưu ý, các bệnh viện đã ghi nhận bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong do đến viện muộn, tự mua thuốc điều trị.

Khuyến cáo từ chuyên gia

TS Trần Đắc Phu khuyến cáo, sốt xuất huyết có thể bị nhầm với các ca sốt vi rút thông thường (sốt cao, đau đầu, đau cơ). Do đó, tại thời điểm sốt xuất huyết tăng mạnh và lan rộng như hiện nay, người dân khi thấy có biểu hiện sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, đặc biệt khi sốt cao kèm theo đau bụng, xuất huyết trên da, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu chân răng…thì cần đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chuyên gia cảnh báo: Thuốc hạ sốt gây biến chứng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn gây biến chứng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Đặc biệt trong điều trị, người dân nên dùng paracetamol để hạ sốt (nhưng phải đúng liều chỉ định, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/24h); Người mắc và nghi mắc sốt xuất huyết không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì hoạt chất của thuốc có thể gây xuất huyết, làm tăng nguy cơ chảy máu, khiến bệnh nặng hơn, nguy hiểm cho sức khỏe. Ngay với thuốc paracetamol cũng cần kiểm soát liều nghiêm ngặt vì có thể gây tăng men gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo, người dân không tự ý truyền dịch tại nhà hoặc tự đề nghị các cơ sở y tế tư nhân truyền dịch, vì việc bù nước trên bệnh nhân sôt xuất huyết cần được chỉ định và theo dõi nghiêm ngặt theo từng giai đoạn bệnh. Truyền dịch không đúng có thể gây sốc, choáng; thậm chí gây phù phổi khiến bệnh nhân có thể tử vong.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Chế độ ăn giúp người bị sốt xuất huyết nhanh khỏe mạnh

+ Chăm sóc bé bị sốt xuất huyết tại nhà

+ Nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook