Thứ Sáu, 21/03/2025 | 16:10

Sốt phát ban và bệnh sởi đều là những căn bệnh khá phổ biến ở trẻ và có những triệu chứng giống nhau. Chính vì vậy nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này dẫn tới điều trị sai cách cho con. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi và sốt phát ban cha mẹ cần lưu tâm để nhận biết tình trạng bệnh của con trẻ.

Nguyên nhân gây sốt phát ban chủ yếu do virus Rubella

Sốt phát ban và sởi là 2 căn bệnh khác nhau do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Đối với bệnh sốt phát ban nguyên nhân do virus, nhất là virus đường hô hấp như virus Rubella nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách bệnh sẽ thuyên giảm nhanh trong khoảng từ 5 đến 7 ngày. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây sốt phát ban là do virus.

Triệu chứng của sốt phát ban là nốt ban dạng chấm, có màu hồng

Triệu chứng của sốt phát ban là thân nhiệt trẻ tăng cao (39 – 40 độ C), kèm theo đó là triệu chứng ho, đau họng, chảy nước mũi. Phát ban nổi trên da khi bị sốt và nốt ban thường là dạng chấm, có màu hồng, phân bố ở các vùng da gồm bụng, ngực, lưng, cổ và tay. Những vết ban này không gây ngứa và kéo dài khoảng một vài ngày.

Nguyên nhân gây bệnh sởi do virus họ Paramyxoviridae

Bệnh sởi là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể dễ dàng lây lan và gây bùng phát thành dịch. Nguyên nhân gây bệnh sởi là do một loại virus họ Paramyxoviridae. Đối với những trẻ có sức đề kháng yếu khi tiếp xúc với người bị sởi rất dễ bị lây nhiễm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Triệu chứng của bệnh sởi sốt cao 39 – 40 độ C, xuất hiện các nốt ban đỏ li ti.. người nhức mỏi, mắt đỏ do viêm kết mạc, mũi chảy dịch, ho, hắt hơi, đau họng, chán ăn…

Triệu chứng của bệnh sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào

Do triệu chứng ban đầu của bệnh sốt phát ban và sởi khá giống nhau vì vậy nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này.

Điểm giống nhau giữa sốt phát ban và bệnh sởi

Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 đến 39 độ hay quấy khóc, cơ thể mệt mỏi, chậm chạp, trẻ đau người khó chịu nên biếng ăn hơn bình thường và có thể bỏ bú. Khi hết sốt cở thể trẻ xuất hiện các nốt phát ban trên da. Ngoài ra trẻ có thể bị nôn mửa, tiêu chảy,…

Những triệu chứng khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi

Đối với những trường hợp bị sốt phát ban xuất hiện những nốt ban trên da thường có màu hồng hoặc đốm đỏ. Tính chất của những nốt ban này là mịn và xuất hiện trên da khắp cơ thể mà không theo thứ tự. Sau khoảng vài ngày, nốt ban này sẽ biến mất và thường không để lại sẹo hay vết thâm.

Đối với những trường hợp bị sởi các nốt ban trên da thường có màu đậm hơn. Tính chất của những nốt ban này có dạng sần, nổi gồ nhẹ trên bề mặt da. Ban đỏ thường xuất hiện đầu tiên ở vùng sau tai, sau đó lan rộng xuống lưng, bụng, ngực rồi phủ kín toàn thân. Khi lặn, những vết ban này có thể không hoàn toàn biến mất mà để lại những vết thâm.

Theo các chuyên gia mức độ nguy hiểm của hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Vì vậy việc phân biệt rõ hai bệnh để đưa ra cách điều trị phù là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đối với sốt phát ban phần lớn những trường hợp mắc bệnh đều do những loại virus thông thường gây ra và được đánh giá là lành tính. Căn bệnh này cũng ít có nguy cơ gây ra những biến chứng đe dọa đến tính mạng do đó chỉ cần chăm sóc đúng cách như cung cấp đủ dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh tốt, tập thể thao nhẹ nhàng… bệnh sẽ nhanh khỏi và khỏi hoàn toàn.  Tuy nhiên đối với bệnh sởi  nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp có thể để lại các biến chứng như tiêu chảy, suy dinh dưỡng, viêm loét miệng, viêm tai giữa viêm loét giác mạc, viêm phổi, viêm não, thậm chí bội nhiễm và có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Đến thời điểm hiện tại giải pháp phòng ngừa bệnh sởi là tiêm vắc xin phòng sởi kết hợp chế độ ăn uống khoa học… Đối với bệnh sốt phát ban hầu hết do nguyên nhân nhiễm virus thông thường, trong đó có virus đường hô hấp là những virus lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên người dân cần tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học kết hợp tập luyện thể thao hàng ngày…mục đích tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa các căn bệnh theo mùa nói chung, bệnh sởi và sốt phát ban nói riêng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Biến chứng cúm B nguy hiểm như nào, triệu chứng cúm B

Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Dấu hiệu, điều trị và phòng bệnh bệnh ho gà

Giải pháp phòng ngừa dịch sởi hiệu quả

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook