Thứ Năm, 10/04/2025 | 09:06

Bệnh tay chân miệng thường diễn biến nhẹ và có thể tự khỏi sau 7-10 ngày, tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng giúp các bác sỹ can thiệp kịp thời, giảm nguy cơ biến chứng nặng, thậm chí tử vong.

Những dấu hiệu bệnh trở nặng ở trẻ

Quấy khóc liên tục

Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng đó là trẻ quấy khóc liên tục, sốt cao kéo dài, thân nhiệt đo được giao động ở mức trên 38,5°C và không đáp ứng thuốc hạ sốt. Các bác sỹ cho biết nếu tình trạng trên kéo dài liên tục hơn 48 giờ mà không thuyên giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Quấy khóc bất thường

Trẻ quấy khóc bất thường được hiểu là quấy khóc không ngừng, khóc dai dẳng cả ngày đặc biệt là vào ban đêm. Trẻ quấy khóc đêm kéo dài, dai dẳng, khóc khản cả tiếng, tiếng khóc bất thường, giấc ngủ ngắn, liên tục giật mình và khóc dai dẳng, có thể là dấu hiệu tổn thương thần kinh sớm.

Giật mình liên tục

Trẻ nhỏ khi ngủ thường hay giật mình. Tuy nhiên nếu trẻ giật mình liên tục, giật mình ngay cả khi đang tỉnh táo với tần suất tăng dần thì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh, gia đình cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị kịp thời.

Thở khó, thở nhanh lưu tâm về tim mạch hoặc suy hô hấp

Quá trình quan sát nhịp thở của trẻ, nếu thấy trẻ thở nhanh hơn bình thường, co rút lồng ngực, cánh mũi phập phồng hoặc tím tái, có thể trẻ đang gặp vấn đề về tim mạch hoặc suy hô hấp cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để tìm nguyên nhân và điều trị bệnh nếu có.

Rối loạn ý thức qua triệu chứng phản ứng chậm, khó đánh thức

Trẻ có biểu hiện ngủ gà, lơ mơ, phản ứng chậm, khó đánh thức hoặc hôn mê có thể liên quan đến biến chứng viêm não. Lúc này cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Giảm lượng nước tiểu

Số lượng nước tiểu của trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, cân nặng, chế độ ăn uống, thời tiết lạnh và chức năng bảo vệ. Lượng nước tiểu bình thường ở trẻ là khoảng từ 2-2,5ml/kg/h. Căn cứ chỉ số trên, nếu thấy trẻ đi tiểu ít hơn bình thường có nguy cơ bị mất nước, tụt huyết áp hoặc suy thận. Lượng nước tiểu tụt giảm bất thường ở trẻ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu trở nặng ở trẻ. Qua đó các chuyên gia khuyến cáo bậc phụ huynh cần theo dõi lượng nước tiểu của trẻ thông qua quan sát số lần thay tã trong ngày. Khi thấy lượng nước tiểu ít hơn bình thường, trẻ quấy khóc bất thường hoặc ít vận động hơn cần đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp điều trị, tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với trẻ.

Đối với người trưởng thành sức khoẻ tốt những biến chứng do bệnh tay chân miệng dù hiếm gặp nhưng nếu mắc phải cũng có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như viêm màng não, viêm tủy sống… Qua đó các bác sĩ khuyến cáo trẻ em và người trưởng thành khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. Đến thời điểm hiện tại bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị trong khi khả năng lây truyền cao trong cộng đồng do đó phương pháp tốt nhất vẫn là phòng tránh bệnh lây nhiễm, giữ gìn vệ sinh cá nhân để không mắc bệnh và lây lan bệnh cho người khác. Song song với những việc làm trên cần tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng ngừa dịch bệnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành

Giải pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng vào mùa

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng và triệu chứng đặc trưng

Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm lỗ chân lông

Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook