Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 50.000 – 100.000 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng với tỷ lệ 60% tại các tỉnh phía nam và 40% khu vực miền Trung và miền Bắc. Vì vậy việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như những triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng giúp các bậc phụ huynh phát hiện bệnh trong thời gian sớm, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng cho bệnh nhi.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm khả năng lây nhiễm nhanh vào các tháng 3, 4, 5, 9, 10, 11, 12. Các tháng còn lại trong năm cũng có ca mắc tuy nhiên tỷ lệ không nhiều. Trong y khoa, bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm xảy ra do sự xâm nhập của virus Coxsackie A16 hoặc enterovirus 71 (EV71). Trên thực tế EV71 ít gặp nhưng lại gây ra những biến chứng nặng nề hơn. EV7 là những chủng virus sống trong đường tiêu hóa và truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất dịch từ các bọng nước, chất nôn, giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn…do đó dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số trường hợp bệnh tay chân miệng có những diễn biến nặng hơn như sốt cao không hạ, trẻ giật mình, tim đập nhanh, khó thở, tay chân run rẩy, da nổi vằn, quấy khóc liên tục, co giật, yếu chi, nôn ói liên tục, thở mệt… Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Để chẩn đoán bệnh tay chân miệng các bác sỹ sẽ khám lâm sàng. Dựa vào các triệu chứng, độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ để đưa ra những yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm dịch hầu họng, xét nghiệm dịch tiết từ các vết loét…
Quá trình nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy virus gây bệnh chỉ có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 độ trong thời gian15p. Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt độ lạnh – 40 độ C, virus sẽ sống được đến 3 tuần ở môi trường bên ngoài đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với đồ ăn, uống, mặt bàn, các loại đồ chơi chung, ghế, bàn…. có chứa virus gây bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể được gây ra do một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) vì vậy trẻ đã từng mắc bệnh tay chân miệng vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần.
Đến thời điểm hiện tại bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các bác sỹ sau khi thăm khám chủ yếu dựa trên nguyên tắc điều trị triệu chứng giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và ngăn chặn bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não – viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy cơ dẫn đến tử vong. Qua đó khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tăng cường các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin, dưỡng chất trong thực đơn hàng ngày của trẻ, tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ định của các bác sỹ, không áp dụng phương pháp điều trị dân gian chưa được kiểm chứng, tránh những nguy cơ khó lường có thể xảy ra.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Bài tập tăng cường hệ miễn dịch phòng dịch bệnh
Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm
Điểm danh những căn bệnh truyền nhiễm khi giao mùa
Bệnh viêm nang lông và những nguyên nhân gây bệnh
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.