Thứ Tư, 07/12/2022 | 11:42

Bệnh rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt) là một bệnh da phổ biến gây mẩn đỏ ở mặt. Bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán. Lâu ngày, da sẽ trở nên đỏ nhiều hơn, có thể nhìn rõ cả mạch máu dưới da. Rosacea là một hiện tượng khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp nhất ở những phụ nữ trung niên với làn da sáng màu.

Vì Rosacea liên quan tới thẩm mĩ nên nó có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, giao tiếp, công việc của bệnh nhân.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Rosacea có thể bùng lên trong một thời gian từ vài tuần đến vài tháng và sau đó giảm dần. Rosacea có thể bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, dị ứng hoặc các vấn đề về da khác. Nếu không được điều trị sớm, bệnh Rosacea có xu hướng tăng theo thời gian.

Nguyên nhân gây bệnh

Cho tới hiện nay nguyên nhân chính xác gây bệnh Rosacea vẫn chưa được tìm ra nhưng

– Một số yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân gây bệnh Rosacea như:

+ Nhiệt độ

+ Ánh sáng mặt trời

+ Gió.

– Các hoạt động hàng ngày như tập thể dục cường độ nặng, uống rượu, ăn thức ăn cay nóng, uống các loại đồ uống có caffein, căng thẳng, sử dùng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc huyết áp có thể khiến các triệu chứng bệnh Rosacea trở nên tồi tệ hơn.

– Nguyên nhân gây bệnh cũng có thể là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức hoặc các yếu tố di truyền.

– Cũng có thể là do sự kết hợp của tất cả các yếu tố nêu trên.

– Vệ sinh cơ thể không tốt không dẫn tới Rosacea.

Các triệu chứng của bệnh Rosecea

Đa số người mắc Rosacea biểu hiện các triệu chứng theo đợt, nghĩa là có một thời gian các triệu chứng nặng lên, sau đó là một thời gian các biểu hiện nhẹ đi. Triệu chứng của da ửng đỏ có thể xuất hiện khác nhau tùy từng người

Các triệu chứng thường gặp:

+ Da trở nên đỏ ửng.

Bệnh Rosacea có thể gây đỏ mặt hoặc đỏ bừng dai dẳng ở phần trung tâm của khuôn mặt người bệnh, đôi khi có thể lan xuống cổ và ngực. Tình trạng đỏ mặt thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Biểu hiện của tình trạng này có thể khó nhìn thấy trên da nâu và da đen.

+ Hồng ban.

Hồng ban xuất hiện dưới dạng như một vùng cháy nắng tồn tại kéo dài, trong nhiều trường hợp khiến bệnh nhân bị người khác tưởng nhầm là người lạm dụng rượu. Hồng ban thường ở vị trí má, mũi và cằm, nhưng cũng có thể ở trán, cổ và ngực.

+ Giãn mạch máu

Theo thời gian các mạch máu ở da bị giãn và có thể nhìn thấy rõ.

+ Mụn đỏ hay mụn mủ

các mụn đỏ hay mụn mủ thường phát triển thành bệnh rosacea. Thỉnh thoảng các mụn đỏ có thể giống như mụn trứng cá. Cảm giác nóng hay châm chích cũng có thể xuất hiện

+ Da bị dày lên.

Trong vài trường hợp mắc bệnh rosacea, da có thể trở nên dày và phì đại từ những tế bào thừa. Tình trạng này thường xảy ra ở mũi, làm cho mũi có hình dáng phình to (mũi phì đại). Mũi phì đại không thường gặp, là triệu chứng nặng, xuất hiện sau nhiều năm bị bệnh, và thường chỉ gặp trên bệnh nhân nam giới.

+ Những vấn đề về mắt.

Nhiều người bị bệnh cũng có thể bị khô, khó chịu như có vật gì đó trong mắt, cảm giác kích thích, xuất hiện vằn đỏ ở mắt. sưng mắt và mí mắt. Điều này được gọi là bệnh hồng ban mắt. Ở một số người, các triệu chứng về mắt có trước các triệu chứng về da.

Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm:

+ Da nhạy cảm: Cảm giác nóng bỏng, ngứa, và đau

+ Da khô ráp

+ Sưng mặt (phù bạch mạch)

Rosacea đôi khi khiến giác mạc bị viêm và tổn thương, và các biểu hiện nghiêm trọng có thể xuất hiện là:

+ Đau mắt

+ Suy giảm thị lực

+ Nhạy cảm với ánh sáng

Rosacea gần như không bao giờ xuất hiện các tổn thương vĩnh viễn (tổn thương sẹo hóa).

Những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh Rosacea

Bệnh rosacea có thể xảy ra ở bất cứ ai, tuy nhiên:

+ Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới

+ Người có làn da trắng thường sẽ bị bệnh rosacea cao hơn bình thường

+ Những người ở tầm 30-60 tuổi có khả năng mắc bệnh rosacea cao

+ Tủy lệ nguy cơ mắc bệnh rosacea sẽ trở nên cao hơn nếu có người trong gia đình đã từng có người bị bệnh

Phương pháp chuẩn đoán

Hiện nay không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán Rosacea. Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, thăm khám lâm sàng, đồng thời có thể chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với các bệnh có các dấu hiệu tương tự như mụn, chàm, lupus, vảy nến…

Phương pháp điều trị

Điều trị Rosacea nhằm mục đích kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, bởi vậy điều trị càng sớm thì càng hạn chế được sự tăng nặng của bệnh. Thời gian điều trị Rosacea tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Một điểm cần lưu ý trong điều trị là Rosacea hay tái phát.

Nếu bị nhẹ người bệnh có thể được điều trị bằng một loại thuốc kháng sinh dạng kemhoặc gel bôi lên vùng da biểu hiện bệnh. Các loại thuốc thường dùng là brimonidine (Mirvaso), oxymetazoline (Rhofade), azelaic acid (Azelex, Finacea), metronidazole (Metrogel, Noritate,…), và một loại thuốc rất mới là ivermectin (Soolantra).

Thuốc kháng sinh thường đượcsử dụng trong trường hợp da ửng đỏ mức độ trung bình và nặng có xuất hiện mụn mủ.Bệnh rosacea sẽ thường xuyên tái phát và bạn có thể phải cần uống thuốc thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần phải kết hợp các loại thuốc. Một vài trường hợp hiếm, mũi sưng nặng cần phẫu thuật hoặc điều trị bằng laser. Điều trị laser đôi khi được dùng cho các tĩnh mạch nổi lớn và đỏ.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh Rosacea

+ Tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa những biến chứng về sau.

+ Rửa mặt 2 lần/ngày bằng khăn và sữa rửa mặt dạng nhẹ

+ Liên hệ với bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng khác ở mắt hay mí mắt hoặc nếu quá trình điều trị của bạn không hiệu quả sau 3 đến 4 tuần

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh tay chân miệng

Bệnh hắc lào: Tất tần tật những gì bạn cần biết

Thông tin y học chuyên sâu về bệnh nấm da

Chống dị ứng da mặt, nổi mụn do đeo khẩu trang ngừa dịch Covid-19 cả ngày

Phương pháp phòng ngừa viêm da cơ địa khi trời lạnh

Yhocvn.net (lược dịch từ mayoclinic)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook