Thứ Năm, 06/10/2022 | 11:51

Bệnh hắc lào còn được gọi là bệnh nấm da là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến do một loại nấm gây ra. Đây là bệnh rất thường gặp, nhất là ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, đây là môi trường rất thuận lợi cho các chủng nấm phát triển.

Được gọi là “bệnh hắc lào” vì nó có thể gây ra phát ban hình tròn (hình chiếc nhẫn) thường có màu đỏ và ngứa. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh hắc lào. Các loại nấm gây ra bệnh này có thể sống trên da và trên các vật dụng gia đình như quần áo, khăn tắm và ga giường.

Bệnh hắc lào tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường có triệu chứng khiến người mắc bị ngứa, nếu không được điều trị sớm hay điều trị không đúng, các vết hắc lào có thể lan rộng ra gây ngứa, tổn thương da.

Triệu chứng của bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào thường xuất hiện ở các vùng nhất định trên cơ thể với những dấu hiệu như:

  • Ngứa ở vị trí xuất hiện mảng hắc lào
  • Xuất hiện các mảng da ngứa hình tròn, phẳng
  • Các mảng hắc lào phát triển mụn nước hoặc mụn mủ
  • Da đỏ có vảy, nứt nẻ
  • Rụng tóc

Các triệu chứng thường xuất hiện từ 4 đến 14 ngày sau khi da tiếp xúc với vi nấm gây bệnh hắc lào.

Bệnh hắc lào có thể trông khác nhau tùy thuộc vào bộ phận nào của cơ thể bị ảnh hưởng. Các bác sĩ gọi bệnh hắc lào bằng nhiều tên khác nhau tùy thuộc vào vị trí mà nó xuất hiện trên cơ thể.

Trên thân người

Dạng này thường xuất hiện dưới dạng các mảng với hình dạng vòng tròn đặc trưng trên thân hoặc tay chân của bạn.

Trên da đầu

Bệnh hắc lào trên da đầu, hay còn gọi là bệnh nấm da đầuphát triển thành những mảng hói hình tròn có vảy và ngứa. Tóc xung quanh khu vực bị nấm sẽ bị gãy hoặc rụng khi các mảng nấm lan rộng. Bệnh hắc lào trên da đầu thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.

Hắc lào ở râu

Hắc lào ở râu, còn được gọi là lang ben.Các triệu chứng của bệnh hắc lào trên râu bao gồm các nốt đỏ có vảy, ngứa, thường xuất hiện ở má, cằm và trên cổ trông giống như mụn trứng cá, viêm nang lông hoặc một bệnh về da khác. Một số người cảm thấy mệt mỏi hoặc sưng hạch bạch huyết.

Hắc lào ở tay

Bệnh hắc lào ở tay, hay còn gọi là nấm da tay, thường xuất hiện sau khi dùng tay chạm vào các vùng bị hắc lào khác, chẳng hạn như ở bẹn hoặc bàn chân. Da tay bị nhiễm trông như rất khô với các vết nứt sâu trên lòng bàn tay.

Nếu nhiễm trùng lan rộng ta có thể thấy được các mảng hình tròn, có vảy, ngứa xuất hiện trên mu hoặc lòng bàn tay.

Hắc lào ở bẹn hoặc háng

Còn được biết đến với cái tên lang ben, là tình trạng nhiễm trùng nấm ngoài da quanh bẹn, đùi trong và mông. Nó phổ biến nhất ở nam giới và trẻ em trai vị thành niên.

Các biểu hiện thường gặp là:

– Vùng da bị tổn xuất hiện những chấm đỏ, có vảy nhỏ, dần dần chúng lan ra thành mảng hình tròn hoặc hình bầu dục, bề mặt da bị đỏ, bờ hơi gồ cao, trên bờ có nhiều mụn nước và vảy da.

– Các mảng liên kết với nhau thành từng mảng lớn hình cung, giữa nhạt màu, ngứa nhiều.

Hắc lào ở bàn chân

Hắc lào ở bàn chân hay còn gọi là bệnh nấm da chân, hay nấm da bàn chân, là tên gọi chung của bệnh nấm ngoài da ở bàn chân. Nó thường thấy ở những người đi chân trần ở những nơi công cộng có thể lây lan.Lòng bàn chân và gót chân cũng có thể bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng của bệnh hắc lào ở bàn chân bao gồm:

  • Da đỏ, sưng, bong tróc
  • Cảm giác ngứa, châm chích hoặc bỏng rát ở vi trí mảng hắc lào
  • Da bàn chân phồng rộp
  • Chân bốc mùi hôi

Hắc lào trong móng tay, móng chân

Còn được gọi là nấm móng hay nấm da unguium, là một bệnh nhiễm trùng nấm ngoài da ở móng tay. Thường xuất hiện nhiều ở móng chân hơn móng tay, vì giày dép thường cung cấp môi trường ẩm ướt thích hợp cho nấm phát triển

Móng bị nấm có thể trở nên dày hơn hoặc đổi màu. Chúng thậm chí có thể bắt đầu nứt hoặc nhấc ra khỏi lớp móng.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào

Khoảng 40 loài nấm khác nhau có thể gây ra bệnh. Nhưng có Có 3 loại nấm thường gặp gây ra bệnh ở người là: Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum.

Các điều kiện thuận lợi khiến nấm sợi hình thành và phát triển gây mắc bệnh da:

  • Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, sống trong phòng ẩm thấp, sống tập thể, ngủ chung và dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo.
  • Thời tiết thay đổi, nồm ẩm, khí hậu nóng ẩm (thường xảy ra vào mùa xuân ở khu vực miền Bắc của Việt Nam), cơ thể ra nhiều mồ hôi làm thay đổi độ pH của da.
  • Da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng.
  • Bị rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, phải dùng kháng sinh lâu ngày, dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch.

Bệnh hắc lào lây lan như thế nào?

  • Từ người qua người. Ai cũng có thể bị bệnh hắc lào sau khi tiếp xúc với người bị hắc lào. Do đó để tránh lây nhiễm, những người bị và người không bị hắc lào đều không nên dùng chung quần áo, khăn tắm, lược hoặc các vật dụng cá nhân với người khác.
  • Từ động vật qua con người. Ai cũng có thể bị hắc lào sau khi chạm vào động vật bị hắc lào hoặc thậm chí các vật dụng mà con vật đó đã tiếp xúc. Nhiều loại động vật khác nhau có thể lây bệnh hắc lào cho người, bao gồm cả chó và mèo, đặc biệt là mèo con và chó con. Các động vật khác, như bò, dê, lợn và ngựa cũng có thể lây bệnh hắc lào cho người.
  • Từ môi trường xung quanh sang con người.Các loại nấm gây bệnh hắc lào có thể sống trên các bề mặt, đặc biệt là ở những nơi ẩm ướt như phòng thay đồ và nhà tắm công cộng. Vì lý do đó, bạn không nên đi chân trần ở những nơi này.

Các yếu tố dễ gây mắc bệnh hắc lào

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh, nhưng có thể gặp nhiều rủi ro hơn nếu:

  • Sống trong môi trường hoặc khí hậu ấm áp, ẩm ướt
  • Bị bệnh tiểu đường
  • Không giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác
  • Tham gia các môn thể thao tiếp xúc, như đấu vật hoặc bóng đá
  • Sử dụng phòng tắm công cộng hoặc phòng thay đồ
  • Thường xuyên tiếp xúc gần gũi với động vật bị hắc lào
  • Đi giày hoặc quần áo chật khiến da bạn bị trầy xước
  • Bị béo phì hoặc thừa cân
  • Đổ mồ hôi quá nhiều

Các biến chứng của bệnh hắc lào

Nếu không được điều trị, bệnh có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể đồng thời trở nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác. Các biến chứng tiềm ẩn khác của bệnh hắc lào bao gồm:

  • Các biến chứng của bệnh nấm da đầu có thể rất đáng lo ngại vì nó có thể gây rụng tóc vĩnh viễn suốt đời.
  • Rụng tóc và sẹo
  • Dị tật móng tay
  • Nhiễm trùng thứ phát nếu có vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị vỡ, thường gặp ở trẻ em
  • Xuất hiện các vết thâm để lại trên da sau khi khỏi bệnh, đặc biệt là trên da sẫm màu
  • Bệnh u hạt của Majocchi, một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp mà nấm đã xâm nhập vào các lớp sâu hơn của da

Cách điều trị bệnh hắc lào

Bác sĩ có thể kê nhiều loại thuốc khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh hắc lào của bạn.

Ngứa da, nấm da chân và nấm ngoài da trên cơ thể thường có thể được điều trị bằng thuốc bôi ngoài da, chẳng hạn như thuốc kháng nấm:

  • Các loại kem
  • Thuốc mỡ
  • Gel
  • Thuốc xịt

Một số trường hợp nặng có thể điều trị bằng thuốc uống.

Các sản phẩm thuốc bôi điều trị hắc lào bao gồm:

  • Thuốc bôi hắc lào Lamisil
  • Thuốc bôi Nizoral trị hắc lào
  • Thuốc bôi hắc lào Clotrimazole
  • Kem bôi trị hắc lào Miconazole
  • Thuốc bôi Kedermfa
  • Thuốc trị hắc lào Econazole
  • Thuốc bôi hắc lào Terbinafin
  • Thuốc bôi hắc lào Ciclopirox
  • Thuốc bôi hắc lào Asa

Cách phòng trành bệnh hắc lào

  • Giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và khô ráo
  • Mang giày cho phép không khí lưu thông tự do xung quanh bàn chân.
  • Không đi chân trần trong các khu vực như phòng thay đồ hoặc phòng tắm công cộng.
  • Cắt ngắn móng tay,móng chân và giữ chúng sạch sẽ.
  • Thay tất,quần lót ít nhất một lần một ngày.
  • Không dùng chung quần áo, khăn tắm, ga trải giường hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị bệnh hắc lào.
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi với vật nuôi. Nếu nghi ngờ thú cưng  bị bệnh hắc lào, hãy đưa nó đến gặp bác sĩ thú y.
  • Nếu là một vận động viên tham gia các môn thể thao tiếp xúc gần, hãy tắm ngay sau buổi tập hoặc sau trận đấu, đồng thời giữ cho tất cả các thiết bị thể thao,đồng phục thể thao sạch sẽ. Không dùng chung dụng cụ thể thao (mũ bảo hiểm, v.v.) với những người chơi khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh hắc lào

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Thuốc bôi ngoài da có thể làm sạch hắc lào trên thân, tay chân – sau 2 – 4 tuần hoặc có thể sớm hơn.

Nếu đang bị bệnh nấm da nặng,các loại thuốc điều trị hoặc phương pháp điều trị tại nhà không có tác dụng, hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng nấm, để làm sạch nhiễm trùng với liệu trình thích hợp.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bị “hắc lào” dùng thuốc gì?

Thông tin y học chuyên sâu về bệnh nấm da

Bể bơi – Tiềm ẩn bệnh ngoài da

Mèo bị bệnh hắc lào nguyên nhân do đâu, cách điều trị hiệu quả

Yhocvn.net (Lược theo healthline)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook