Thứ Sáu, 09/11/2018 | 08:53

Các bất thường về nhịp tim được gọi là loạn nhịp tim.

Mức độ nặng của loạn nhịp có thể thay đổi từ nhẹ (ngẫu nhiên bị mất nhịp) đến những trường hợp cấp cứu đe doạ tính mạng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị tim đập hồi hộp hay bị nhịp tim không đều mà không phải do gắng sức quá mức, uống quá nhiều cà phê hay do xáo trộn về tình cảm thì thầy thuốc lâm sàng nên hội chẩn để loại trừ những nguyên nhân y tế nghiêm trọng có thể gây ra các rối loạn này.

Hệ thống điện hoá học của tim sẽ điều hoà hoạt động của buồng tim cho phép máu được bơm một cách có hiệu quả nhằm thoả mãn nhu cầu về ôxy của cơ thể. Xung đột bắt đầu xuất phát từ một vùng tạo nhịp của tim được gọi là nút xoang nhĩ. Nút xoang nhĩ sẽ phát ra các xung động điện học một cách đều đặn với tần số khoảng một lần/giây khiến các tế bào cơ tim co lại và đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tại nút tạo nhịp khác – nút nhĩ thất hay nút A – V, máu ngưng chảy một chút, cho phép buồng thất có thời gian để được đổ đầy máu rồi sau đó máu sẽ được bơm lên phổi và các phần khác của cơ thể.

Rối loạn nhịp xảy ra khi các xung động dẫn truyền bị gián đoạn tại một chỗ nào đó trong suốt đoạn đường đi của nó. Bệnh mạch vành có thể làm giảm tưới máu và gây ra tình trạng “chết điện học” đi kèm với nhồi máu cơ tim. Rối loạn nhịp cũng có thể xảy ra khi cơ tim bị kéo căng như trong suy tim hay khi có rối loạn điện giải như khi tăng hay giảm kali máu và khi cơ thể bị sang chấn hay bị kích thích quá mức làm tăng epinephrine trong máu. Một số chất như caffein, rượu, cocain cũng có thể gây ra rốỉ loạn nhịp tim.

Các loại loạn nhịp tim

Có nhiều loại loạn nhịp tim nhưng đa số được chia thành 6 loại như sau:

1, Ngoại tâm thu (tim co bóp sớm)

Ngoại tâm thu là loại loạn nhịp tim hay gặp hơn cả ở nam cũng như nữ, già cũng như trẻ. Người có bệnh tim hay gặp ngoại tâm thu đã đành, nhưng người khoẻ mạnh, thậm chí rất khoẻ mạnh như vận động viên thể thao, phi công, cũng vẫn có thể có ngoại tâm thu.

Ngoại tâm thu là những nhịp tim co bóp quá sớm dẫn đến truyền xuất phát từ một ổ phát nhịp nào đó trong tim đi đến kích thích tim sớm hơn bình thường. Sau nhịp co bóp quá sớm đó, tức là nhịp ngoại tâm thu, tim thường nghỉ một lát như để lấy lại sức trước khi trở lại co bóp theo nhịp thường, thuật ngữ chuyên môn gọi là ‘nghỉ bù’.

Ngoại tâm thu

ở Hình vẽ trên, dòng A, là nghe tim đập bình thường: các số 1 – 2 là hai tiếng đập thứ nhất, thứ hai của mỗi nhát bóp tim, nghe thấy bùm (tiếng 1) và tắc (tiếng 2) sau mỗi nhát, tức là sau tiếng thứ hai, tim nghỉ một khoảng ngắn. Nhưng nếu sờ mạch, hoặc sờ mỏm tim thì mỗi nhát tim đập (2 tiếng), chỉ sờ thấy một nhát tim đập hoặc một nhát mạnh mà thôi, ở dòng B, có một nhịp ngoại tâm thu, nhịp này cũng có đủ 2 tiếng 1 và 2 nhưng đến sớm hơn các nhịp khác và sau đó, tim nghỉ bù 2, dài hơn lúc nghỉ sau các nhịp bình thường 2-1.

Khi xảy ra một nhịp ngoại tâm thu, nhiều người không cam nhận thấy gì, chỉ khi bác sĩ nghe và nói lại mới biết, nhưng cũng có người có cảm giác rất rõ như thấy tim đang đập đều bỗng nhiên hẫng một cái như người bước hụt, hoặc như người đang đi bị vấp. Có người đã miêu tả lại bằng chữ “bàng hoàng”, haỵ “giật mình”. Đang ngủ, nhịp ngoại tâm thu đó có thể làm người bệnh có cảm giác ngã rơi từ trên cao -Nhiều người còn thấy sau nhát hẫng đó, tim như ngừng lại một chút, tiếp đó đập một nhịp mạnh rồi mới tiếp tục co bóp bình thường trở lại. Những trường hợp ngoại tâm thu điển hình, người bệnh có thể thấy rõ 3 cảm giác đó theo thứ tự: hẫng hụt, ngừng, rồi đập mạnh, và có thể tự mình chẩn đoán ngoại tâm thu.

Nên chú ý rằng nhịp đập mạnh không phải là ngoại tâm thu, mà lại là nhịp co bóp sau ngoại tâm thu. Cá biệt có trường hợp bệnh nhân thấy căng, tức ở cổ trong nhịp ngoại tâm thu, do máu dồn ngược từ tim lên các tĩnh mạch ở cổ. Cũng có người lại thấy đau “nhói”, hoặc đau “thắt” ở ngực. Nếu ngoại tâm thu xuất hiện nhiều, liên tiếp, có thể làm bệnh nhân thấy trống ngực, tim đập hồi hộp, thậm chí mệt mỏi, khó thở, không làm việc được, không ngủ được, v.v…

Tim co bóp sớm làm phá vỡ tính chất đểu đặn của nhịp tim. Loại ngoại tâm thu lẻ tẻ (trên cơ sở nhịp tim đều lâu lâu mới xuất hiện một nhịp tim đến sớm thường hay gặp và không cần điều trị. Loại ngoại tâm thu này có thể do lo âu, hay chỉ đơn thuần do hút thuốc lá hay do dùng quá nhiều cà phê hoặc không hề nhận ra bất kỳ một nguyên nhân thúc đẩy nào trước đó.

Điện tim của một bệnh nhân ngoại tâm thu: cá mũi tên chỉ các nhát ngoại tâm thu

2, Nhịp nhanh nhĩ kịch phát

Con đường dẫn truyền bất thường trong tâm rủi gây ra nhịp tim nhanh, đều, mạnh với cảm giác choáng váng. Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ, khoẻ mạnh. Nhịp nhanh nhĩ kịch phát có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống như không dùng cà phê, thuốc lá, các chất kích thích khác và tránh gắng sức quá mức, trong điều kiện cần thiết thì cổ thể dùng thuốc chống loạn nhịp.

3, Nhịp nhanh thất

Cũng giống, như nhịp nhanh nhĩ kịch phát, nhỊp nhanh thất có thể được đặc trưng bằng các cơn nhỊp nhanh và cảm giác choảng váng, đôi khi là đau ngực Bệnh cũng có thể diễn tiến thầm lặng và có thể gây ngất. Bệnh nhân thường mô tả: “Có cảm giác như có một điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra”. Nhịp nhanh thất trầm trọng hơn nhiều so với nhịp nhanh nhĩ kịch phát bởi vì nó có thể gây ra rung thất dẫn đến tử vong. Loại loạn nhịp này hầu như luôn luôn xảy ra trong các bệnh tim mạch nặng, và vì thế nó cần phải được điều trị sớm.

4, Rung nhĩ

Trong các loại rối loạn nhịp tim, thì ngoại tâm thu là hay gặp nhất, kể đến là rung nhĩ.

Rung nhĩ là hiện tượng các sợi cơ nhĩ hoạt động không đồng thời với nhau, lúc sợi này co bóp thì sợi kia ngừng nghỉ, không có thời kỳ nhĩ thu cũng không có thời kỳ nhĩ trương.

Bình thường, tâm nhĩ co bóp đều đặn 70 lần trong một phút, tức là 70 lần truyền lệnh cho tâm thất co bóp theo, nghe tim thấy đập đều với tần số 70 nhịp. Nhưng khi các sợi cơ nhĩ hoạt động loạn xạ, các mệnh lệnh gửi xuống tâm thất lúc có lúc không, lúc nhanh lúc chậm, khiến tâm thất co bóp không đều, đặc biệt là khi phải co bóp rất nhanh (từ 100 đến 160 nhịp trong một phút), làm cho máu từ tâm nhĩ xuống không kịp, thêm vào đó lại mất đi sức đẩy của nhĩ thu. Do đó, hiệu suất bơm máu giảm sút, quả tim tiêu hao nhiều sức lực mà hiệu quả vẫn ít, đẫn đến suy tim với khó thở, phù, gan to, v.v. Ngoài ra, sau một thờii gian, các sợi cơ nhĩ co bóp lộn xộn như vậy,máu ứ đọng trong tâm nhĩ, dễ bị đọng lại thành cục máu đông. Những cục máu đông này có thể tách ra khỏi thành tâm nhĩ, di chuyển theo dòng máu xuống tâm thất, rồi vào các động mạch, đi khắp cơ thể và có thể gây ra nghẽn tắc các mạch máu ở nhiều nơi, đặc biệt là ở não sẽ gây liệt nửa người.

5, Rung thất

Loại loạn nhịp này xảy ra khi hoạt động điện học trong tâm thất bị xáo trộn. Cơ tim không còn đập đồng bộ được nữa. Thay vào đó sẽ là một loạt các hoạt động co thắt khu trú và thật sự tim không hề có hoạt động co bóp. Sau một vài phút, tất cả các hoạt động điện học của tim sẽ ngừng lại. Rung thất thường là nguyên nhân gây đột tử ở những bệnh nhân bị bệnh tim.6,

6, Nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm là nhịp tim dưới 60 lần/phút. Các triệu chứng của nhịp tịm chậm thường không xảy ra cho đến khi nhịp tim dưới 40 lần/phút, bởi vì nhiều người khoẻ mạnh, đặc biệt là các vận động viên thường có nhịp tim dưới 60 lần/phút. Nhịp tim chậm có thể báo hiệu sự hoạt động không hiệu quả của tim và có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy cho mô và các cơ quan. Qua thăm khám, bác sĩ lâm sàng có thể loại trừ được nhịp tim chậm do rối loạn chức năng của nút xoang nhĩ hay các vấn đề của nút nhĩ thất được biết là loại nghẽn dẫn truyền nhĩ thất (blôc nhĩ thất). Một số thuốc cũng có thể gây ra nhịp tim chậm, đặc biệt ở người già.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhịp tim

Những người bị bệnh tim, đặc biệt là bệnh mạch vành, thường có nhiều khả năng bị rối loạn nhịp tim. Một số yếu tố có khả năng làm gia tăng nguy cơ loạn nhịp tim, bao gồm tim to do bất kỳ nguyên nhân nào, phụ nữ có thai, người bị sa van hai lá và cường giáp. Rối loạn nhịp tim cũng thường xảy ra và có thể gây tử vong cho những người bị chứng chán ăn do nguyên nhân thần kinh – một loại rối loạn ăn uống thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ dẫn đến tình trạng chết vì suy kiệt.

Triệu chứng bệnh rối loạn nhịp tim

Loạn nhịp tim thường được báo hiệu bởi tim đập mạnh hay đập nhanh, đặc biệt khi cơn xảy ra đột ngột mà không hề có xáo trộn tình cảm hay gắng sức gì trước đó. Thuật ngữ y khoa dành cho loại tim đập nhanh mạnh, hoặc nhịp tim đập hẫng là hồi hộp đánh trống ngực. Bệnh nhân bị loạn nhịp tim thường trải qua cơn hồi hộp đánh trống ngực, nhưng bởi vì giảm cung cấp ôxy cho não nên bệnh nhân cũng thường hay bị mệt, choáng váng, thậm chí bị ngất.

Chẩn đoán bệnh rối loạn nhịp tim

Khi đã nghi ngờ người bệnh bị rối loạn nhịp tim thì việc làm đầu tiên của bác sĩ lâm sàng là phải xác định bản chất của loại nhịp tim không đều bàng cách đo điện tim. Bởi vì loạn nhịp tim có thể xuất hiện rồi tự biến mất và thường không có biểu hiện khi thầy thuốc khám bệnh nên người ta đã tiến hành đo điện tim liên tục trong 24 giờ bằng một loại máy nhỏ, nhẹ, là máy Holter. Dụng cụ này sẽ ghi lại hình ảnh điện tim được phân tích trên máy vi tính trong suốt thời gian 24 giờ. Một số rối loạn nhịp tim phức tạp có thể được chẩn đoán dựa trên các phân tích về điện sinh lý được thực hiện bằng cách đưa một điện cực nhỏ qua đường  tĩnhmạch và cắm trực tiếp vào tim. Để thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân cần phải nhập viện và phải do các chuyên gia về tim mạch được đào tạo đặc biệt thực hiện.

Phương pháp chữa trị bệnh rối loạn nhịp tim

Đa số người bị rối loạn nhịp đến khám bác sĩ đều có thể được điều trị bằng các thuốc chống loạn nhịp phổ biến nhất là quinidin, digoxin, procainamid, và disopyramid. Propranolol (thuốc chọn bêta) và verapamil (thuốc chẹn kênh canxi) cũng thường được sử dung Tất cả các thuốc này tác dụng bằng cách điều chỉnh các rối loạn về điện học gây ra nhịp không

Máy tạo nhịp vĩnh viễn có thể điều chỉnh loại nhịp tim chậm do nghẽn dẫn truyền nhĩ thất bằng cách tác động vào nút xoang nhĩ để khởi xướng những hoạt động co thắt đều đặn của thất. Một máy tạo nhịp có kích thước khoảng 7,5cm2 và được cấy vào dưới da ngay dưới xương đòn. Mỗi một máy tạo nhịp bao gồm một pin, một hay hai điện cực mà đầu của điện cực được cắm vào tâm nhĩ phải. Có nhiều loại máy tạo nhịp và có một số máy tạo nhịp có thời gian hoạt động kéo dài trên 15 năm. Khi hết thời gian sử dụng có thể thay pin mới để sử dụng tiếp.

Trong trường hợp rung thất, người ta dùng một loại máy sốc điện đặt ở ngực bệnh nhân và sau đó nạp điện và phóng điện đi ngang qua tim nhằm đưa rung thất vể nhịp xoang bình thưòng. Phương pháp này có thể cứu sống bệnh nhân nếu được thực hiện khi rung thất chỉ mới xảy ra khoảng 3 phút và có thể thực hiện trong khoa cấp cứu bởi các bác sĩ lâm sàng trong khoa cấp cứu hay do bởi những nhân viên y tế trong xe cứu thương, thậm chí tại nhà bệnh nhân.

Biện pháp phòng bệnh rối loạn nhịp tim

Cách tốt nhất để có thể ngăn ngừa một số rối loạn nhịp là phải làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Vì cà phê, rượu và thuốc lá cũng như chế độ ăn quá ít năng lượng có thể gây ra một số bệnh

Các nghiên cứu gần đây đã đề xuất rằng trong khi tình trạng căng thẳng và xúc động mạnh có thể góp phần gây ra rối loạn nhịp thì có lẽ bản thân xúc động đơn thuần không có mối liên hệ nhân quả trực tiếp đến tỉ lệ rối loạn nhịp đe doạ tính mạng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 10 người bị loạn nhịp thì có đến 8 người là không hề trải qua bất kỳ một xáo trộn tình cảm nào trong 24 giờ trước khi xảy ra cơn loạn nhịp. Khi có mối liên hệ giữa xúc động và loạn nhịp thì giận dữ có nhiều khả năng thúc đẩy loạn nhịp tim hơn là sợ hãi, hoặc đau buồn.

Có nhiều khả năng hơn thúc đẩy cơn loạn nhịp là tình trạng mệt mỏi quá mức. Dường như sự xáo trộn về tình cảm cùng với các yếu tố khác, như mệt mỏi, có thể khiến cho tim dễ nhạy cảm hơn với tình trạng co thắt đột ngột ở động mạch hay bất thường tự phát trong hoạt động của tim. Nhưng bản thân xúc động đơn thuần không thúc đẩy loạn nhịp tim. Các thành viên trong gia đình người bệnh không cần phải thận trọng, e dè quá mức, và bản thân bệnh nhân cũng không cần phải từ bỏ hẳn cuộc sống hoạt bát cùng với những cảm xúc đi kèm.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook