Ngày nay, công nghệ thẩm mỹ bằng laser được áp dụng khá phổ biến thường được ứng dụng trong xóa hình xăm, vết bớt trên da, triệt lông, trị nám… Theo nguyên tắc, tia laser sẽ tạo ra một bước sóng ánh sáng năng lượng cao, sau đó được chuyển đổi thành năng lượng nhiệt. Nó nhắm mục tiêu vào vùng màu sắc đặc biệt chứa nồng độ sắc tố quá mức. Bước sóng này phá hủy hiệu quả các vết nám, tàn nhantrong khi để các mô xung quanh không bị hư hỏng.
13 tác dụng phụ thường gặp khi dùng laser trị nám, tàn nhan
Da bị đỏ, sưng hoặc ngứa
Bước sóng laser sẽ xâm nhập vào lớp biểu bì da và phá hủy các hắc sắc tố melanin. Vì vậy, da sẽ có hiện tưởng đỏ và sưng tấy sau khi điều trị. Ngoài ra, khi melanin được đào thải cùng với lớp vảy bong tróc, chúng sẽ để lộ lớp da non đỏ. Phải cần 2 – 6 tháng, tình trạng đỏ da mới chấm dứt hoàn toàn.
Da bị phồng rộp, đóng vảy hoặc bị ghẻ
Đây là tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng công nghệ thẩm mỹ bằng laser và các phương pháp điều trị cho da bằng công nghệ ánh sáng như IPL. Hầu hết, trong thời gian đầu sau điều trị, da của bạn sẽ trông như bị cháy nắng, nhưng có trường hợp da lại bị phồng rộp, đóng vảy hoặc gây ra ghẻ.
Đau
Trước khi điều trị laser, các chuyên gia sẽ dùng thuốc gây tê tại chỗ nhằm giảm thiểu cảm giác đau trong quá trình điều trị cho bạn.Tuy nhiên, thuốc tê chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn khi thuốc tan, bạn sẽ cảm thấy đau rát, như bị bỏng.Đối với các phương pháp điều trị laser sâu hơn trong da, các bác sĩ có thể phải kê thuốc giảm đau cho người điều trị.Đặc biệt, cái “đau” không nằm ở cảm giác nữa mà là tinh thần khi phải chờ đợi làn da của bạn phục hồi lại như ban đầu.
Ngứa:
Khi lớp vảy sắp bong ra ngoài, bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy ở vùng da laser nám. Lớp da non có nhiệm vụ thay thế lớp da cũ có chứa melanin gây nám. Nó là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa mất vài ngày sau khi bong tróc vảy.
Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Sau khi điều trị, chắn chắn làn da của bạn sẽ trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.Chính vì vậy, bạn cần phải che chắn khi đi nắng thật kỹ và phải dùng kem chống nắng thích hợp khi đi ra ngoài trời.
Thay đổi sắc tố da
Không phải tất cả mọi người đều phù hợp với điều trị bằng tia laser. Theo tổng quan, người có màu da sáng sẽ có kết quả điều trị bằng laser tốt hơn so với người có da tối màu, nhưng cả 2 đối tượng kể trên đều có nguy cơ bị tăng hoặc giảm sắc tố da nếu không phù hợp với tia laser. Làn da của người châu Á đặc biệt dễ bị tăng sắc tố, nghĩa là da sẽ bị sậm màu hơn, đặc biệt với người điều trị tia laser có cường độ cao và sâu. Trong một vài trường hợp điều trị bằng tia laser với mục đích điều trị các sắc tố trên da (vết nám, tàn nhang) có thể làm cho các sắc tố đó còn sậm màu hơn so với trước điều trị.
Bầm tím
Tùy thuộc vào loại điều trị laser, vết bầm tím xuất hiện được xem là một trong những tác dụng phụ. Triệu chứng này phổ biến hơn khi sử dụng công nghệ pulsed-dye lasers trong vùng điều trị da bị ban xuất huyết, hoặc tạo nên các đốm màu tím trên da khi mạch máu dưới da bị lộ ra. Các vết bầm tím sẽ dần mờ đi.
Tạo một đường ranh
Đường ranh giới này này xuất hiện như một dải phân cách giữa khu vực da không dùng tia laser và khu vực da có dùng tia laser (da bị sạm màu hơn). Điều này thường xảy ra nếu người điều trị tại môi, quanh mắt và đường quai hàm của khuôn mặt.Cách duy nhất để hồi phục làn da là cố gắng nuôi dưỡng bằng các phương pháp tự nhiên để da trở lại trạng thái đều màu.Khi đi ra ngoài bạn có thể trang điểm, dùng kem che khuyết điểm để làm đường ranh này mờ đi.
Sẹo
Bất kỳ cách điều trị laser nào theo kiểu “làm tổn hại da bạn để đem lại kết quả tốt hơn” đều mang đến nguy cơ để lại sẹo. Là loại sẹo lõi hay lồi thì còn phụ thuộc vào độ tái tạo da của bạn. Nếu da của bạn thuộc da dễ để lại sẹo, phương pháp điều trị bằng tia laser có thể nguy hiểm cho làn da khi thực hiện
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng không phải là tác dụng phụ thường thấy nhưng cũng có thể xảy ra nếu bạn không chăm sóc da đúng cách, đặc biệt với người dùng tia laser sâu vào da. Hầu hết các bác sĩ sẽ kê toa các loại kem kháng sinh và thuốc để ngăn chặn nhiễm trùng xảy ra.Nếu da bạn đang bắt đầu đóng vảy sau khi điều trị, hãy nhớ không được lột vảy da ra vì nguy cơ nhiễm trùng của bạn sẽ cao hơn.
Mất chất béo trên biểu bì da
Trường hợp này xảy ra phổ biến hơn khi điều trị bằng phương pháp tần số vô tuyến như Thermage.Bởi tần số này làm tế bào mỡ bị co lại.Không có cách phục hồi lại làn da khi người bệnh rơi vào tình trạng này.
Da bị tái phát
Thông thường, bạn phải điều trị bằng laser nhiều hơn một lần mới có kết quả như mong muốn.Tuy nhiên, ngay cả khi điều trị nhiều lần, một số bệnh vẫn bị tái phát.Hiện tượng này phổ biến hơn trong các trường hợp điều trị bệnh nổi gân máu hoặc tẩy lông.Cụ thể, tia laser có thể phá hủy các mao mạch máu, nhưng nó không thể ngăn chặn các mao mạch máu trong cơ thể bạn tăng lại.
Hiện tượng “Breakouts” da
Một số người gặp phải hiện tượng da bị kích ứng hoặc nổi mụn sau khi điều trị.Đây là hiện tượng làn da của bạn có thể bị kích thích bởitia laser tác động lên da hoặc các loại kem làm mềm dịu da sau điều trị. Nói chung, bạn không nên điều trị tia laser khi đang bị mụn trứng cá hoặc da đang bị dị ứng.
Điều trị laser là liệu pháp đem lại hiệu quả tức thì tuy nhiên chi phí không rẻ. Muốn giảm nám, tàn nhan việc chăm sóc da sau quá trình điều trị là điều vô cùng quan trọng nếu không những vết thâm khó chịu sẽ có thể quay trở lại.
13 tác dụng phụ của tia laser trong điều trị nám, tàn nhan
Bài liên quan : Các bước chuẩn điều trị nám, tàn nhang tại các thẩm mỹ viện
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.