Những yếu tố nguy cơ gây viêm cân gan chân, giải pháp điều trị
Viêm cân gan chân là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau gót chân. Viêm cân gan chân liên quan đến tình trạng viêm của một dải mô dày chạy ngang qua phần dưới của mỗi bàn chân và kết nối xương gót chân với các ngón chân (cơ bàn chân).
Viêm cân gan chân thường gây ra những cơn đau như dao đâm, thường xảy ra khi bạn bước những bước đầu tiên vào buổi sáng.
Các triệu chứng thể hiện rõ nhất là thời điểm sau một đêm thức giấc hoặc bước đi sau khi ngồi lâu, cơn đau càng rõ rệt hơn khi đi nhiều hoặc chạy bộ… Cùng tìm hiểu những biện pháp để hóa giải căn bệnh này.
Cân gan chân giữ vai trò gì?
Cân gan chân là một dải mô bền giống như dây cao su nằm bên dưới xương chân, giúp giảm nhẹ trọng lực dồn xuống bàn chân khi vận động.Trong cơ thể, cân gan chân có vai trò duy trì độ cong sinh lý của bàn chân, bảo vệ các khớp và việc đi lại dễ dàng hơn.
Áp lựclên cân gan chân có thể gây ra những vết rách nhỏ. Việc kéo căng và rách da nhiều lần có thể gây kích ứng hoặc viêm nhiễm, mặc dù nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng trong nhiều trường hợp viêm cân gan chân.
Triệu chứng
Viêm cân gan chân thường gây ra cảm giác đau nhói ở dưới bàn chân gần gót chân. Cơn đau thường tồi tệ nhất trong vài bước đầu tiên sau khi thức dậy,nó cũng có thể xuất hiện khi đứng lâu hoặc khi bạn đứng dậy từ tư thế ngồi.
Yếu tố nguy cơ gây viêm cân gan chân
+ Lớn tuổi: Những người trong độ tuổi từ 40 đến 60.
+ Nghề nghiệp: Những công việc phải đứng lâu như:phẫu thuật viên, giáo viên, công nhân … nguy cơ cao mắc bệnh viêm cân gan chân.
+ Cấu trúc bàn chân đặc biệt: những người có bàn chân bẹt, bàn chân có vòm gan chân quá rộng..
+ Thừa cân, béo phìcũng là nguyên nhân khởi phát viêm cân gan chândo tăng sức chịu lực ép lên gân khi đứng lâu, đi lại hoặc chạy nhảy…
+ Các hoạt động thể dục, thể thao như nhảy aerobic, khiêu vũ, chạy bộ, đi bộ nhiều…cũng gây nguy cơ viêm cân gan chân.
+ Theo thống kê, độ tuổi từ 40 đến 60 mắc viêm cân gan chân nhiều hơn lứa tuổi khác.
Giải pháp điều trị
Để điều trị viêm cân gan chân, các bác sĩ chủ yếu sử dụng phương pháp bảo tồn, khuyến cáo bệnh nhân: nghỉ ngơi, chườm lạnh nơi đau, kéo căng cân gan chân.
+ Tập các bài tập kéo căng cân gan chân và gân gót có tác dụng giảm đau.
+ Đặt nẹp khi ngủ giữ cho cân gan chân và các cơ vùng bụng chân được kéo dài không bị co rút trong lúc ngủ.
+ Tiêm thuốc Steroid: Khi áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn không thành công, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêm Steroid để giảm đau tạm thời (Tuy nhiên không lạm dụng loại thuốc nàyvì có thể làm yếu vùng gân, cơ tại vị trí tiêm hoặc gây đứt gân gan chân).Ngoài ra có thể tiêm huyết tương giàu tiểu tại chổ để giảm đau và giảm nguy cơ gây hoại tử đứt gân.
+ Sử dụng sóng âm xung kích ngoại bào: Áp trực tiếp lên vùng đau giúp kích thích làm lành tổn thương. Biện pháp này áp dụng lên những thương tổn gân gan chân mạn tính. Tuy nhiên kết quả không được lâu và gâytác dụng phụ hoặc thâm tím da, sưng phù, đau, tê bì, ngứa…
+ Can thiệp Tenex: Là thủ thuật nhằm lấy hết mô sẹo xơ vùng gan chân.
+ Phương pháp phẫu thuật: Là biện pháp cuối cùng khi sử dụng các phương pháp trên không mang lại hiệu quả.Các bác sĩ sẽ tiến hành tách hẳn cân gan chân ra khỏi vùng xương gót chân giúp giảm đau tuy nhiên có thể làm yếu cân gan chân.
Lời kết
Viêm cân gan chân thường gặp ở người có cấu tạo bàn chân phẳng khiến cân gan chân tiếp xúc nhiều với mặt phẳng. Theo thời gian, vùng cân mạc bị thoái hóa, không còn mềm dẻo, chân phải hoạt động mạnh nhiều hơn bình thường sẽ dẫn đến đau buốt.
Ngoài ra, những người thường xuyên chạy bộ, đi chân không trên nền cứng, đi đứng liên tục trong thời gian dài, người mang giày gót cao, nhọn…cũng thường xuyên đau nhứcchân.
Các chuyên gia khuyến cáo, để loại bỏ những cơn đau do viêm cân gan chân gây ra, người dân nên đi dép thấp, mềm, vận động vừa phải, không đi chân đất… Đối với những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cần được điều trị, duy trì cân nặng ở mức trung bình, ngâm chân trước khi đi ngủ để chân được thả lỏng và tập thể dục, massage chân sau khi ngủ dậy…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách phòng tránh chấn thương cho môn bóng bàn
Nguy hiểm khi đứt dây chằng trong chấn thương đầu gối
Thoái hóa khớp gối: Hãy luyện tập các bài tập này ngay tại nhà
Các loại chấn thương khi chơi bóng chuyền – giải pháp phòng tránh
Chấn thương thường gặp khi chơi golf nên phòng, cách xử trí
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.