Chấn thương khi chơi bóng chuyền – giải pháp phòng tránh
Bóng chuyền là môn thể thao tập thể mang tính cạnh tranh cao. Giống như các môn thể thao khác, khi thi đấu, tập luyện một số chấn thương như: vai, đầu gối, bàn chân… có thể sẽ xảy ra.
Các loại chấn thương
1) Chấn thương vai
+ Kích ứng và viêm ở vai, đặc biệt là ở cơ vòng quay.
+ Viêm gân hoặc rách gân quay vòng bít…
Nguyên nhân:
Hội chứng đè lên vai xảy ra khi cơ hoặc gân bị chèn ép trong quá trình vận động gây đau. Với những chấn thương nhẹ có thể sơ cứu để phục hồi. Tuy nhiên sau sơ cứu, các cơn đau không giảm cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Phương pháp sơ cứu
+ Chườm đá lạnh 15 phút (đá bọc trong khăn, miếng vải nhỏ không chườm trực tiếp lên da)
+ Khởi động cánh tay, tập các bài kéo dãn vai trong quá trình hồi phục.
Lưu ý: Khi đang tập luyện nếu thấy vai đau, kêu có tiếng tách, tách cần dừng tập để kiểm tra.
2) Chấn thương đầu gối, mắt cá chân
Chấn thương đầu gối xảy ra khi VĐV bước quá mạnh hay quá đà dẫn đến tổn thương đầu gối.
+ Viêm gân bánh chè hoặc đầu gối. Gân sau gắn chỏm đầu gối (xương bánh chè) với xương ống chân (xương chày). Khi gân này bị kích thích hoặc căng ra dẫn đến viêm gân bánh chè.
+ Vết rách của ACL (dây chằng chéo trước), một dây chằng nằm ở bên trong đầu gối, tạo sự ổn định và khả năng cảm nhận vị trí của cẳng chân.
+ Bong gân mắt cá chân xảy ra khi chạy, thay đổi hướng và nhảy trong khi chơi bóng.
Các biện pháp ngăn ngừa chấn thương khi chơi bóng chuyền
+ Tập luyện sức mạnh cho tay và chân.
+ Đảm bảo thời gian luyện tập khoa học, không kéo dài để ngăn ngừa chấn thương.
+ Tập ngắt quãng với các thay đổi về hướng và cắt bóng.
+ Áp dụng các bài tập tăng sức mạnh của chân bao gồm: Squats, Nhảy cóc, Tập luyện sức bền cho cổ tay quay và cơ vảy của vai…
Một số lưu ý khi luyện tập
+ Khởi động kỹ trước khi tập luyện, thi đấu để ngăn ngừa các chấn thương khi chơi bóng chuyền.
+ Khởi động cơ thể, cổ tay, chân, khớp vai..bằng các bài tập nhẹ, nhanh giúp cân bằng và điều hòa sức mạnh cơ thể.
+ Sử dụng các phụ kiện bảo hộ cần thiết như: đai bảo vệ cổ chân, cổ tay; giày, vớ cổ chân hay trang phục.
+ Không tiếp đất bằng đầu gối thẳng. Tiếp đất với phương pháp uống cong đầu gối và mắt cá chân sao cho hông, đầu gối cong và ngón chân thẳng. Lưu ý, hạn chế việc xoay các khớp gối để giảm thiểu chấn thương ở mức thấp nhất.
+ Giãn cơ sau quá trình tập luyện giúp cơ mềm và thư giãn khi còn ấm, ngăn ngừa hiện tượng căng cơ khi tập.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chấn thương thường gặp nhất trong thể thao: Cách điều trị, phòng ngừa
+ Cách phòng ngừa chấn thương mắt trong thi đấu thể thao chuẩn xác
+ Chấn thương vai chấn thương nguy hiểm trong thể thao
Chưa có bình luận.