Loét dạ dày là tình trạng bệnh ở hệ tiêu hóa, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc.
Nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày tá tràng?
Nhiễm Helicobacter pylori
Ăn vội, không nhai kỹ
Ăn nhiều đồ cay nóng
Nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân hàng đầu, chiếm đến 90% các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn H.p sống trên lớp nhầy niêm mạc dạ dày, tạo ra vết viêm loét, khi đó axit dạ dày kích thích tạo cảm giác đau đớn.
Vi khuẩn Helicobacter pylori gây loét dạ dày tá tràng thường lây truyền qua con đường nào?
Truyền máu
Quan hệ tình dục
Hôn
Vi khuẩn Helicobacter pylori có trong nước bọt, cao răng người bệnh nên có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc bằng đường miệng như dùng chung bát, đũa, bàn chải đánh răng, hôn.
Triệu chứng phổ biến của đau dạ dày?
Buồn nôn
Đau từng cơn ở dạ dày
Vàng da, vàng mắt
Sốt, phát ban
Axit dạ dày là tác nhân kích thích vết loét, gây ra đau đớn, khi axit dạ dày nhiều cơn đau càng dữ dội. Vì vậy, các loại thực phẩm có tác dụng thấm hút axit trong dạ dày tốt như bánh mỳ, bột gạo rang sẽ làm người bệnh có cảm giác cơn đau dịu đi.
Biến chứng thường gặp khi bị loét dạ dày?
Thủng và chảy máu dạ dày
Hẹp môn vị
Ung thư dạ dày
Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày là biến chứng phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Khác với viêm loét ngoài da, dạ dày là vùng chịu tác động của axit sẽ khiến ổ loét bào sâu, ăn vào những mạch máu lớn gây ra tình trạng xuất huyết.
Loại quả nào người bị loét dạ dày cần tránh?
Chuối, lê, mít
Chanh, cam, quýt, khế
Sầu riêng, na, dưa hấu
Người bị loét dạ dày nên tránh sử dụng các loại quả có vị chua như chanh, cam, quýt, khế. Axit trong các loại quả này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Phương pháp quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh?
Siêu âm ổ bụng
Chụp X-quang
Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là biện pháp quan trọng nhất khi nghi ngờ có viêm loét dạ dày tá tràng. Qua kết quả nội soi, các bác sĩ có thể biết được một cách tương đối vị trí, kích thước, tình trạng của vùng viêm loét để đưa ra biện pháp điều trị cụ thể. Ngoài ra, sinh thiết cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh nhân có nhiễm H.p hay không.
Nguồn: Zi
Chưa có bình luận.