Thứ Bảy, 24/02/2018 | 18:02

Bệnh ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư và là ung thư nội tiết tố thường gặp nhất. Bệnh tuy khó phát hiện ngay từ đầu nhưng lại có khả năng chữa trị cao

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình cánh bướm nằm ở vùng cổ phía trước và dưới. Nhiệm vụ chính của tuyến giáp là tiết ra hóc môn vào trong máu và được vận chuyển tới từng mô trong cơ thể. Hóc môn tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, làm cho não, tim, các cơ và nhiều cơ quan khác làm việc trong trạng thái ổn định.

Ung thư tuyến giáp hay còn gọi là K tuyến giáp. Đây là căn bệnh hiếm gặp so với các loại ung thư khác. Ở Hoa Kỳ vào năm 2010 chỉ có dưới 45.000 ca K giáp trong khi đó con số này thấp hơn rất nhiều so với 200.000 bệnh nhân mắc ung thư vú, 140.000 bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân K tuyến giáp cũng rất thấp. Cho đến năm 2008, theo số liệu thống kê của hiệp hội tuyến giáp Mỹ (ATA) hơn 450.000 bệnh nhân K tuyến giáp vẫn sống. Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh này tuy nhiên nữ giới ngoài 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp bị các tế bào ác tính tấn công, gây rối loạn chức năng của tuyến giáp trong cơ thể.

Ở giai đoạn đầu, bệnh hầu như không có biểu hiện gì. Bệnh nhân vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường nên rất khó phát hiện. Bệnh chỉ có thể được phát hiện tình cờ qua siêu âm, khám định kỳ.

Trong giai đoạn tiếp theo, bệnh nhân có thể nhìn hoặc sờ thấy một cục (hạt giáp) nổi trước cổ. Đôi khi, bệnh nhân có thể thấy đau cổ, hàm hoặc tai. Trễ hơn nữa, khi ung thư đã di căn xa, thì người bệnh có thể thấy vướng khi nuốt, khó thở hoặc thay đổi giọng nói… Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn, mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn.

Các thể K tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là gì
Ung thư tuyến giáp là gì

Ung thư tuyến giáp thường được chẩn đoán bằng chọc hút kim nhỏ hoặc phẫu thuật cắt nhân tuyến giáp làm mô bệnh học. Trên lâm sàng chia 4 thể sau:

Ung thư tuyến giáp thể nhú (chiếm từ 70-80%) trong K tuyến giáp. Thể này tiến triển chậm và thường hay di căn hạch cổ. Mặc dù có di căn hạch nhưng K tuyến giáp thể nhú vẫn có tiên lượng rất tốt.

Ung thư tuyến giáp thể nang (chiếm từ 10-15%) cũng giống như thể nhú, thể nang có thể di căn hạch cổ nhưng tốc độ tiến triển nhanh hơn và có thể di căn xa vào xương, phổi.

Ung thư tuyến giáp thể tủy (chiếm từ 5-10%), liên quan đến di truyền trong gia đình và các vấn đề nội tiết.

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa (chiếm tỷ lệ dưới 2%) là thể ác tính nhất của K tuyến giáp đồng thời đáp ứng kém với điều trị.

Tiên lượng về thời gian sống sau điều trị

Thông thường, thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân trong vòng 10 năm là 100%, tỷ lệ chết là rất thấp. Đối với bệnh nhân trên 45 tuổi, u kích thước lớn và xâm lấn thì tiên lượng vẫn khá tốt tuy nhiên tỷ lệ tái phát ở nhóm này cũng khá cao. Tiên lượng thường không tốt đối với bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn và điều trị I-131 bổ trợ. Tuy vậy, bệnh nhân có thể sống trong thời gian dài mặc dù vẫn có tâm lý nặng nề là người mang bệnh ung thư. Một điều cũng rất quan trọng nữa là bệnh nhân cần phải phối hợp với bác sĩ để theo dõi chặt chẽ sau khi điều trị.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Cách phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp

+ Khi nào cần điều trị cắt bỏ u tuyến giáp

+ Bệnh nhân ung thư tuyến giáp không nên ăn gì?

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook