Thứ Bảy, 10/08/2019 | 14:17

Khi nào cần điều trị cắt bỏ u tuyến giáp

U tuyến giáp là hiện tượng phát sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng. Khối này sẽ làm thay đổi hệ thống sức khỏe của tuyến giáp, đôi khi là chức năng của cả vùng, gây mất thẩm mỹ. U tuyến giáp có thể là các khối lành tính (ademomass) hoặc ác tính như ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên trường hợp u ác cũng rất ít thấy, chỉ có 4 -7% mắc bệnh và nữ nhiều hơn nam.

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, đây là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên lại có tỉ lệ sống cao, trung bình khoảng từ 90 – 95%. Nhưng không thể vì thế mà lơ là nếu phát hiện có hiện tượng. Vì đối với thể ác tính, bệnh có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm.

U được chia làm 2 loại chủ yếu là đơn nhân và đa nhân. Đa nhân là trường hợp u có nhiều nhân lớn và nhân nhỏ rất khó thấy và phải nhờ đến siêu âm mới phát hiện được. Sự phát triển của các khối u này thường là do di chứng của viêm giáp hoặc phẫu thuật.

Thành phần của u thường là chứa dịch hoặc đặc. trong đó 75 – 85% là đặc. Các nhân này có thể phát triển từ vùng của tuyến giáp bị viêm hoặc một thùy tuyến giáp bị teo bẩm sinh, thùy còn lại sẽ phì đại để bù trừ và phát triển thành nhân giáp… Đa số các nhân là u nang chứa dịch và ở dạng nằm im, không hoạt động nên bệnh nhân thường không có biểu hiện. Tuy nhiên, nếu nhân phát triển lớn, nó có thể gây chèn ép tại chỗ, dẫn đến khó nuốt, nuốt vướng, có cảm giác tắc nghẹn hoặc khàn tiếng, thay đổi giọng nói.

Bình thường bệnh nhân tuyến giáp thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Bệnh chỉ phát hiện khi nhân đã lớn, nhìn rõ từ bên ngoài, sờ vùng trước cổ có một hoặc nhiều nhân. Trong một số trường hợp, nhân tuyến giáp hoạt động quá mức, gia tăng sản xuất hormon tuyến giáp gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến người bệnh có biểu hiện cường giáp như mệt mỏi và yếu cơ, sụt cân hoặc tăng cân, tim đập nhanh, rối loạn giấc ngủ, sợ nóng, ra nhiều mồ hôi…

Nguyên nhân sinh ra hiện tượng cường giáp và suy giáp

Có thể phân loại là Adenoma tuyến giáp tức Adenoma sinh ra từ sự bất thường của lớp trong, khối này có chức năng như một cái nôi tạo hormon, nếu quá nhiều sinh ra cường giáp, quá ít sinh ra suy giáp. Nên nếu xuất hiện adenoma làm rối loạn chức năng giáp thì phải sớm điều trị để tránh các biến chứng như viêm giáp sau này.

Nguyên nhân sinh bệnh u tuyết giáp

Ngày nay u tuyến giáp các nhà khoa học vẫn còn đang rất băn khoăn trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên có thể rút ra một số tác nhân gây bệnh như người bệnh từng tiếp xúc với hóa trị, xạ trị; Di chứng của viêm tuyến giáp hoặc phẫu thuật vùng cổ; Do hormon cơ thể biến đổi, miễn dịch yếu; Do di truyền.

Dù là ở thể lành tính thì bệnh nhân cũng gặp vấn đề về thẩm mỹ, nếu u to ra sẽ khiến cổ bị phù, đồng thời có khả năng chèn ép lên các cơ khác tương tự như bướu giáp, gây khó khăn trong hô hấp và nói chuyện. Lâu ngày u có thể biến chứng gây viêm giáp và rối loạn chức năng tuyến giáp.

Đối với thể ác tính, bệnh có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm.

Chẩn đoán và điều trị u tuyến giáp

Để chẩn đoán chính xác căn nguyên u cần làm xét nghiệm hormon và siêu âm tuyến giáp. Trong đó, xét nghiệm hormon đều xem có bị tăng trưởng cường giáp hay không, còn siêu âm sẽ giúp xác định vị trí u và đặc tính của chúng. Đôi khi các bác sĩ cũng chỉ định xác nhận bằng iốt phóng xạ. Vì tuyến giáp hấp thu iốt trên toàn cơ thể, nên iốt đã uống sẽ tập trung hết về đó, và tạo hình ảnh hiển thị khi chụp.

Tiếp theo các bác sĩ thường lấy sinh thiết để xác định u lành tính hay ác tính. Với trường hợp ác tính thì nhân cứng, phát triển nhanh, nhân hiển thị tập trung khi chụp iốt phóng xạ. Tuy nhiên trường hợp này chỉ chiếm 4%-7% các ca u giáp.

Trong trị liệu mỗi loại u, tùy thuộc vào kích thước, tính chất, thành phần của u mà có điều trị thích hợp. Chẳng hạn với u lành có thể tiến hành điều trị bỏ hoặc không. Vì nếu u nhỏ và không ảnh hưởng thì không cần điều trị, chỉ cần khám thường xuyên và xét nghiệm đầy đủ.

Nếu u lớn thì có thể sẽ phải điều trị thuốc hoặc phẫu thuật. Trong đó thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thuốc trong 6 tháng trước, nếu u nhỏ đi thì có thể theo dõi tiếp, còn nếu lớn thêm thì có thể sẽ phải mổ sớm. Tuy nhiên với các u nước cần chọc thoát dịch, chủ yếu các u nang nước thường tự tiêu biến sau khi chọc dịch.

Với u ác tính hoặc đang bị nghi ngờ ác tính thông thường giải pháp cho u tuyến giáp ác tính là phẫu thuật. Nếu bệnh tiến triển nhanh, có thể sẽ phải xạ trị iốt phóng xạ hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bệnh nhân. Vì vậy cần xem xét kỹ trước khi quyết định điều trị.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các thể của ung thư tuyến giáp

Cách phát hiện sớm U tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp không nên ăn gì?

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook