Bệnh nhân đang điều trị ung thư tuyến giáp với phương pháp phóng xạ sau phẫu thuật thường ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống. Bên cạnh việc khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn người bệnh còn có thể gặp khó khăn vì mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn…
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp không nên ăn gì?
Bệnh nhân đang điều trị UT tuyến giáp với phương pháp phóng xạ sau phẫu thuật thường ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống. Bên cạnh việc khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn người bệnh còn có thể gặp khó khăn vì mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn… Vậy người bệnh ung thư tuyến giáp không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng xấu đến bệnh mà vẫn có thể đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể?
Sau khi điều trị ung thư tuyến giáp, đặc biệt đối với những người điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh không nên ăn những đồ ăn cay nóng, những loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, những thực phẩm được chế biến dưới nhiệt độ cao.
1. Muối i-ốt
Khi bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư sử dụng liệu pháp i-ốt phóng xạ, nên duy trì chế độ ăn uống với nồng độ i-ốt thấp. Nên tránh sử dụng nhiều muối i-ốt, muối biển, thực phẩm có tẩm ướp muối, hải sản và các sản phẩm khai thác từ biển như rau câu, rong biển, tảo. Tránh ăn lòng đỏ trứng và các thực phẩm chế biến từ trứng, sữa, sô cô la, phô mai, kem.
2. Đồ nướng và thực phẩm cứng
Khó nuốt là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư tuyến giáp. Những người mắc căn bệnh này thường có cảm giác khó nuốt và hay mệt mỏi. Do đó, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên tránh các loại thực phẩm gây khó nuốt có tính chất cứng, khô như bánh mì, bánh quy, khoai tây chiên… Thay vào đó, những thức ăn dễ tiêu, lỏng nên được bổ sung vào chế độ ăn uống.
3. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khác không được khuyến khích sử dụng cho những bệnh những bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
4. Thực phẩm từ sữa
Thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ… không tốt cho tuyến giáp, thậm chí có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Vì thế, những thực phẩm này không được khuyên dùng cho những bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
5. Thực phẩm chế biến, thực phẩm nhiều chất béo và calo
Một nhóm thực phẩm nữa không tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp đó là những thực phẩm chế biến sẵn.
Bên cạnh đó, người bệnh cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các vitamin và khoáng chất để có thể giữ trọng lượng, nên bổ sung các thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các loại thịt, trái cây và rau quả. Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các loại thực phẩm tươi có ít chất béo và calo.
Chuẩn bị món ăn cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên thực hiện như sau:
– Chia nhỏ các bữa ăn, nên ăn thường xuyên trong suốt cả ngày.
– Nấu chín thực ăn, một số loại thực phẩm có thể nghiền nhỏ để dễ nuốt hơn.
– Nên chọn những thực phẩm giàu protein để có lượng calo và năng lượng đầy đủ cho cơ thể.
– Bổ sung thêm nhiều trái cây tươi và rau quả
– Có thể nghiền rau và thịt hầm, nước ép trái cây để dễ dàng nuốt.
Yhocvn.net
CÁC BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Khi nào cần điều trị cắt bỏ u tuyến giáp
+ Cách phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp
Chưa có bình luận.