Thứ Ba, 18/05/2021 | 15:54

Ung thư biểu mô tế bào gan  

TẦM SOÁT HCC:

13.1.1. Những người cần tầm soát ung thư gan:

– Người có nguy cơ rất cao cần được tầm soát 3 tháng 1 lần: xơ gan do viêm gan virus B hoặc virus C

– Người có nguy cơ cao cần được tầm soát 6 tháng 1 lần: viêm gan virus B, virus C mạn, xơ gan không do virus viêm gan B, C

13.1.2. Các phương pháp tầm soát ung thư biểu mô tế bào gan  

– Siêu âm ổ bụng và xét nghiệm AFP

– PIVKAII, AFP-L3 cân nhắc ở một số trường hợp

– 12 tháng cân nhắc chụp CLVT, MRI ở đối tượng có nguy cơ rất cao?

CHẨN ĐOÁN

– Chẩn đoán xác định HCC

– Chẩn đoán giai đoạn xơ gan theo Child Pugh

– Đánh giá tình trạng thể lực PS(Performance Status)

– Chẩn đoán giai đoạn ung thư gan: theo BCLC Barcelona Clinic Liver Cancer

(BCLC) Staging System.

– Đánh giá vị trí khối u gan: để cân nhắc lựa chọn các phương pháp điều trị tại chỗ hay phẫu thuật.

13.1.3 Chẩn đoán xác định

13.1.3.1. Chẩn đoán xác định HCC theo hướng dẫn Bộ Y Tế (2014):

– Bằng chứng giải phẫu bệnh

– CT scan /MRI có hình ảnh điển hình của HCC và AFP ≥400ng/ml

– CT scan /MRI có hình ảnh điển hình của HCC, AFP ≤400ng/ml – cân nhắc

tìm bằng chứng giải phẫu bệnh.

13.1.3.2. Chẩn đoán xác định HCC theo hướng dẫn hội gan mật Châu Âu và Hội

Gan mật Mỹ (có tính chất tham khảo):

– Mô bệnh học hoặc tế bào học là HCC101

– Phương pháp không xâm nhập chỉ áp dụng với bệnh nhân xơ gan: CT scan có cản quang, MRI có tiêm đối quang từ: hình ảnh điển hình

HCC: ngấm thuốc mạnh thì động mạch và rửa thuốc thì tĩnh mạch và thì muộn.

+ u < 2 cm: CT scan và MRI có tiêm thuốc

+ u ≥ 2 cm: CT scan hoặc MRI có tiêm thuốc

Hình 13-1: Chẩn đoán HCC theo khuyến cáo hội Gan mật Châu Âu 2012

13.1.4 Các xét nghiệm và thăm dò:

– CTM, ĐMCB

– Sinh hóa máu: ure, glucose, creatinin, Protein, Albumin, Canxi, ALT, AST, GGT, Bilirubin toàn phần, trực tiếp, điện giải đồ, AFP.

– HBsAg, anti HCV, Anti HIV.

– HBV DNA, HBeAg, HBeAb nếu HBsAg dương tính. HCV RNA, HCV genotype nếu anti HCV dương tính.

– Siêu âm Doppler ổ bụng, chụp CT Scan gan 3 pha hoặc MRI gan mật ổ bụng (có pha Diffusion).

– Nội soi dạ dày đánh giá mức độ giãn tĩnh mạch thực quản, phình vị.

– Điện tâm đồ.

– Các bilan di căn nếu có nghi ngờ: ChụpX quang tim phổi, xạ hình xương hoặc CTscan ngực…

ĐIỀU TRỊ

Cơ bản theo hướng dẫn BCLC- vị trí u- AASLD, EALS, JSH

13.1.5 Điều trị chung:

– Điều trị xơ gan và các biến chứng xơ gan theo phác đồ

– Điều trị viêm gan virus B, C

13.1.6 Phẫu thuật cắt gan: Chỉ định: BCLC 0-A

– U gan giai đoạn T1, T2. Tốt nhất với u ≤ 3 cm, ≤ 3 khối, các khối ở cùng một phân thùy gan

– U gan ≤ 3 cm nhưng gần mạch máu, đường mật tiên lượng khó RFA thì đều

cân nhắc phẫu thuật

– Chưa có xơ gan hoặc child- Pugh A.

– Không có cổ trướng.

– Bilirubin bình thường.

– Chưa có tăng áp lực tĩnh mạch cửa: chưa giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày

– Tiểu cầu > 100G/l

– Không có các bệnh lý nội khoa nặng

13.1.7 Phẫu thuật ghép gan:      

– U gan 3 khối nhưng ≤ 3cm hoặc một khối ≤ 5 cm (tiêu chuẩn Milan)

– Bệnh nhân ở giai đoạn muộn hơn có thể được điều trị hạ bậc để đáp ứng tiêu chuẩn Milan

13.1.8 Phá hủy khối u qua da

– Phá hủy khối u bằng đốt sóng cao tần (RFA- radio frequency thermal ablation)

– Tiêm cồn khối u gan (PEI- percutaneous ethanol injection)

– Các phương pháp khác: phá hủy khối u bằng sóng Microwave, đông lạnh, laser…

13.1.8.1. Đốt sóng cao tần (RFA)

– Chỉ định: khối u không có điều kiện phẫu thuật BCLC 0-A

+ U gan ≤ 3 khối, mỗi khối ≤ 3 cm

+ U gan một khối kích thước 3-5 cm cần được TACE trước103

+ U gan ở vị trí khó cần được bơm dịch hoặc kết hợp với PEI

– Chống chỉ định

+ Khối lớn > 7 cm

+ RL đông máu: PT < 50%, TC < 70 G/l

+ Xơ gan Child- Pugh C, bilirubin > 51mmol/l

+ Huyết khối TMC, TM trên gan, xâm lấn đường mật chính, di căn ngoài gan

+ Có các bệnh lý nội khoa nặng: đang nhiễm trùng, suy tim, suy thận hoặc có thai

– Kỹ thuật bơm dịch ổ bụng hoặc màng phổi trong khi RF khối u gan: Khối u gan ở vị trí sát vòm hoành, mặt dưới gan, gần thận, ống tiêu hóa… cần được bơm dịch ổ bụng hoặc bơm dịch màng phổi trước khi RF để tránh tổn thương các tạng lân cận. Trước và sau thủ thuật, cần dùng kháng sinh dự phòng đường tĩnh mạch.

13.1.8.2 Tiêm cồn qua da (Percutaneous ethanol injection- PEI)

– Chỉ định: U gan nhỏ ở vị trí khó thực hiện kỹ thuật RFA hoặc được sử dụng phối hợp với RFA

+ Hiệu quả với u < 2 cm

+ Tiêm cồn phối hợp với RFA: U gan 1 khối < 3 cm hoặc u gan nhiều khối 3 khối kích thước < 3 cm. Tiêm cồn u gan ở phần u gan không thể điều trị triệt để bằng RF (u gan sát tim, sát các mạch máu lớn)

– Lượng cồn tiêm vào khối u mỗi lần từ 2- 10 ml, tổng lượng cồn được tính theo công thức: V (ml) = 4/3 x 3,14 x (r+0,5)3. (V là thể tích cồn tiêm vào, r là bán kính khối u theo cm).

– Thường dùng cồn 99,5%. Cồn được tiêm vào khối u dưới hướng dẫn của siêu âm. Kim được lưu lại sau tiêm cồn vài phút để giảm đau và tránh rò cồn.

– Có thể tiến hành tiêm cồn nhiều lần vào những vị trí khác nhau của khối u

13.1.9 Nút mạch hóa chất (TACE).            

Nút mạch hóa chất là phương pháp được sử dụng phổ biến, kết hợp giữa tiêm vào vào động mạch gan các hóa chất có tác dụng gây độc tế bào như 5- FU,104

5- FUDR, cisplatin, Doxorubicin thường có trộn với Lipiodol và sau đó là nút động mạch nuôi khối u bằng các chất như gelfoam, coin, polivinyl alcohol.

Gần đây, sử dụng hạt Drug Eluting Bead (TACE – DEB) làm dẫn chất vận chuyển hóa chất chống ung thư và gây tắc mạch cho thấy những kết quả tích cực.

– Chỉ định:

+ U gan 1 khối < 10 cm

+ U gan 3≤ khối, kích thước ≤ 5 cm

– Chống chỉ định

+ Khối u >10 cm

+ RL đông máu: PT < 50%, TC < 70 G/l

+ Có xơ gan Child- Pugh C

+ Di căn xa hoặc xâm lấn vào mạch máu lớn

+ Huyết khối hoàn toàn TM cửa, trong trường hợp huyết khối một thùy hoặc phân thùy nút mạch không có giá trị vì tăng khả năng suy gan sau nút mạch.

+ Dị ứng thuốc nút mạch

+ Khối u không tăng sinh mạch.

13.1.10 Điều trị xạ trị:

– Xạ trị tại chỗ qua đường động mạch: sử dụng hạt vi cầu tải chất phóng xạ qua đường động mạch gan vào khối u.

– Các chất phóng xạ sử dụng: Yttrium- 90, 131I- Lipiodol, Rheium-188…

– Chỉ định:

+ BN có CĐ ghép gan

+ BN ngoài chỉ định ghép gan chưa có xâm lấn TMC và di căn ngoài gan, điều trị để hạ bậc vào danh sách ghép gan

+ U gan giai đoạn muộn, huyết khối nhánh TMC

– Chống chỉ định:

+ Điểm thể lực ECOG >2

+ U gan>10 cm

+ Huyết khối thân chung TMC, di căn ngoài gan105

+ Xơ gan Child Pugh C, tăng ALTMC nặng, rối loạn đông máu nặng

+ Shunt gan – phổi >20%, bất thường giải phẫu ĐM gan

13.1.11 Điều trị toàn thân:

13.1.11.1 Sorafenib:

– Chỉ định:

+ Khối u giai đoạn muộn (BCLC C)

+ Các khối u vượt quá chỉ định điều trị tại chỗ

+ Chức năng gan còn tốt: xơ gan Child- Pugh A

– Liều lượng: 200- 400mg, hai lần trong ngày.

13.1.11.2 Rapamycin, erlotinib, geftinib, cetuximab, bribanib alaniate… đang trong quá trình thử nghiệm

Đánh giá đáp ứng điều trị

– Theo dõi tình trạng thể lực, chức năng gan, AFP, chụp CLVT gan hoặc MRI.

– Đánh giá đáp ứng khối u sau các phương pháp điều trị tại chỗ theo tiêu chuẩn mRECIST (sau RFA, TACE, PEI): Đánh giá sự thay đổi khối u theo chỉ tiêu đánh giá đáp ứng khối u rắn cải tiến (Modified Response Evaluation Criteria in Solid TumorsmRECIST) của Hội Gan Mật Hoa Kỳ (AASLD)

+ Chụp CT scan hoặc MRI: đặc điểm không tăng sinh mạch được dùng để đánh giá hiệu quả TACE và RFA, PEI… Sau RFA đặc điểm không ngấm thuốc thì động mạch của tổn thương là đặc trưng của vùng hoại tử đông.

+ Thời gian theo dõi: 1 tháng sau RFA. Nếu sau 1 tháng khối u gan hoại tử hoàn toàn thì kiểm tra mỗi 3 tháng trong 2 năm, nếu không có tái phát thì khoảng cách kiểm tra định kỳ là 6 tháng.

+ Đánh giá trên chụp CT scan hoặc MRI: Khối u gan đã được RF còn ngấm thuốc hoặc chưa đạt được diện hoại tử cần thiết (đường kính vùng hoại tử phải lớn hơn đường kính khối u 1 cm) cần điều trị lại.

Ung thư biểu mô tế bào gan

Bác sỹ Lưu Thị Minh Diệp – Trung tâm Tiêu hóa Gan Mật Bệnh Viện Bạch Mai

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Hệ thống phân loại ung thư gan theo Barcelona (BCLC)

+ Xơ gan: bài viết của bác sĩ bệnh viện Bạch Mai

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook