Cảm giác đau từ đâu mà ra?
Khi bị va đập mạnh, ta có cảm giác đau sâu, âm ỉ. Lúc đó da và các cơ quan nội tạng đều cảm thụ và báo về não những va đập đó, sinh ra cảm giác đau không chỉ ở vùng bề mặt da.
Cảm giác đau từ đâu mà ra?
Các nhà sinh lý học mách bảo chúng ta rằng, chúng được sinh ra từ vỏ não. Đương nhiên phải có căn cứ, nghĩa là chỉ sau khi nhận được kích thích, chẳng hạn như va đập, chấn động mạnh, ta thấy đau, chạm phải ngọn lửa ta thấy nóng, bị kim đâm ta mới thấy nhói buốt. Đó là do trong da của ta có một kết cấu đặc biệt để nhận biết các kích thích từ các nhân tố lý học, hóa học, cơ học. Các kết cấu đó gọi là bộ cảm thụ. Khi bộ cảm thụ bị kích thích, sẽ sinh ra hưng phấn, hưng phấn thông qua thần kinh truyền về vỏ não. Thế là não liền báo đó là cảm giác gì.
Bộ cảm thụ không những chỉ có ở da mà trong khắp các cơ quan nội tạng. Nó cảm thụ các loại kích thích khác nhau, và ở não sẽ sinh ra các cảm giác khác nhau. Khi bị va đập mạnh, ta có cảm giác đau sâu, âm ỉ. Lúc đó da và các cơ quan nội tạng đều cảm thụ và báo về não những va đập đó, sinh ra cảm giác đau không chỉ ở vùng bề mặt da.
Bạn có khi nào nghe thấy tin về một trường hợp bị ngã từ trên nhà tầng xuống đất chưa? Nạn nhân may quá đã thoát khỏi tử thần, chỉ bị gãy xương chân và sa gan đang phải điều trị. Chắc là rơi thẳng đứng nên mới gãy chân và sa gan. Con người luôn đứng thẳng trên mặt đất bằng đôi chân của mình. Lẽ ra không nên chọn cách làm như vậy, vì nó buộc một số bộ phận phải gánh vác nặng nề hơn như chân, và nhất là các bộ phận xung yếu, như các đốt sống tự do ở vùng lưng. Gãy chân còn liền lại được, trẹo khớp sống lưng thì tai hại to, có khi còn liệt nửa người dưới, chẳng còn chủ động đại, tiểu tiện gì được. Không những thế theo quy luật của trọng lực, dạ dày, gan, ruột, lá lách,…ở vùng bụng có xu hướng tụt xuống, và dễ sa khi ngã từ trên cao theo chiều đứng của người. Thế nhưng chẳng nhẽ ai cũng lại giống như chú khỉ hay lại đi bằng bốn chân thì còn ra gì nữa.
Sở dĩ bình thường ta không thấy nội tạng vùng bụng tụt xuống, sệ ra, mà thậm chí đối với những người trẻ lại còn co bé lại, rắn chắc. Đó là nhờ có một chuỗi gân treo, được bọc mỡ như một lớp đệm từ phía vách sau vùng bụng ở hai bên sườn, kết hợp cùng cơ vách thành bụng, treo chúng lên và ép chúng ở tư thế ổn định. Khi chúng ta vận động mạnh nhất là sau lúc ăn cơm no, dạ dày nặng hằn lên vì thức ăn, khi đó nội tạng vùng bụng rung rất mạnh, làm căng màng gân (ta quen gọi là mạng mỡ) cũng rất ghê, kích thích mạnh bộ cảm thụ ở màng gân, làm ta có cảm giác đau bụng nơi dưới ngực.
Thêm vào đó, gan là một nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Nó vừa là kho chứa chất dinh dưỡng vừa là kho chứa máu dự trữ. Nó có thể bị tích tụ một lượng máu lớn đột xuất, khi máu chưa kịp trở về tim trong lúc vận động mạnh, khi tim kém hoạt động hoặc hô hấp không đủ. Ở những người thể trạng yếu, gan trướng lên làm đau tức vùng dưới ngực.
Phổi cũng có thể gây ra đau vùng dưới ngực, do hô hấp không cung cấp kịp thời lượng oxy cần thiết cho hoạt động mạnh. Các cơ phụ trách hô hấp thiếu oxy mà lại phải làm việc mạnh lên, gây ra cảm giác đau.
Hiểu được nguyên nhân gây ra đau vùng bụng dưới ngực trong lúc vận động mạnh, ta nên tự điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp. Chẳng hạn không nên vận động quá mạnh sau lúc ăn cơm. Nên làm một số động tác nhẹ nhàng trước, sau mạnh dần lên, chú ý đến hít thở sâu. Còn nếu đã bị đau thì phải giảm bớt cường độ vận động, hoặc ngừng hẳn lại. Cơn đau rồi sẽ tự mất đi. Cơ bắp đau nhức là sự cảnh báo của cơ thể, một tín hiệu cho thấy nó muốn được nghỉ ngơi và bạn đừng quá ép chúng.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Kỹ thuật xoa bóp cơ, giảm đau theo BYT
+ Các lỗi thường gặp người tập gym cần tránh
+ Chấn thương thường gặp nhất trong thể thao: Cách điều trị, phòng ngừa
Chưa có bình luận.