Thứ Năm, 14/02/2019 | 09:54

Những điều bệnh nhân cần được biết về các bộ phận còn lại sau phẫu thuật cắt cụt chi

Phẫu thuật cắt cụt là sự cắt đứt xương trong mô còn khỏe mạnh hoặc là sự cắt đứt một phần cơ thể tại khớp nối (tháo khớp). Mục đích của cắt cụt không chỉ ở sự cắt bỏ phần chi mà là ở sự phục hồi chức năng của đoạn chi còn lại.

Một cuộc phẫu thuật cắt cụt được yêu cầu khi phần cơ thể bị bệnh không thể phục hồi và tính mạng của bệnh nhân đang lâm nguy. Những nguyên nhân gây ra có thể bao gồm rối loạn hệ tuần hoàn, nhiễm trùng, tai nạn, ung thư hoặc dị tật bẩm sinh các chi.

Các tiến bộ trong y học đã đưa đến kếy quả rất phấn khởi là giảm được số lần mổ lại để sửa lại các mỏm cụt giúp người bị cắt cụt có một cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường trong một thời gian ngắn. Nhiều tác giả định nghĩa cắt cụt là thủ thuật nhằm mục đích cắt bỏ đi một phần hoặc toàn bộ chi thể. Nếu đường cắt đi qua xương gọi là cắt cụt thực thụ, nếu đường cắt đi ngang qua khe khớp gọi là tháo khớp.

Trong các trường hợp nêu trên, đôi khi có thể biết trước là cần phải có một cuộc phẫu thuật cắt cụt. Mặt khác, các cuộc phẫu thuật cắt cụt đôi khi phải diễn ra ngoài ý muốn, chẳng hạn như trong tình trạng bị thương nặng do tai nạn gây ra.

Các kiểm tra ban đầu

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được kiểm tra chi tiết nhiều lần tại bệnh viện. Các kiểm tra bao gồm các phân tích máu, chụp X-quang phổi và kiểm tra tim và các chức năng của hệ tuần hoàn.

Tư vấn với bác sĩ

Trước khi phẫu thuật cắt cụt chi, bác sĩ phụ trách sẽ giải thích với bệnh nhân về những gì sẽ diễn ra trong quá trình phẫu thuật. Họ cũng sẽ nói chuyện với bệnh nhân một cách chi tiết cụ thể về khoảng thời gian sau đó. Trong những buổi tư vấn này, bệnh nhân có cơ hội hỏi bất kỳ điều gì bệnh nhân cho là quan trọng. Tốt nhất là bệnh nhân nên ghi chú lại tất cả những điều mà bệnh nhân cần hỏi các bác sĩ để không bỏ sót điều gì. Đừng ngại hỏi những điều mà mình không hiểu.

Ngược lại với phẫu thuật cắt cụt đã lên lịch hẹn, những thương tật nghiêm trọng do tai nạn gây ra thường yêu cầu một cuộc phẫu thuật nhanh chóng. Trong những trường hợp như vậy, các buổi tư vấn với bác sĩ thường chỉ diễn ra sau khi đã phẫu thuật cắt cụt.

Hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý và người thân

Một cuộc phẫu thuật cắt cụt là một sự kiện bi thảm khiến bạn tổn thất sức mạnh tinh thần. Đó là lý do bệnh nhân cần tìm đến sự hỗ trợ tâm lý. Bệnh nhân có thể thảo luận nhiều điều với các nhà điều trị đã qua đào tạo về tâm lý học, giải tỏa căng thẳng với gia đình và bệnh nhân bè của bệnh nhân. Những buổi thảo luận này cũng sẽ giúp bệnh nhân có thêm sức mạnh cho giai đoạn mới của cuộc đời mình. Bệnh nhân nên tìm đến sự hỗ trợ này càng sớm càng tốt, bởi vượt qua được những nỗi sợ hãi và xung đột tinh thần sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và lấy lại chất lượng sống tốt cho bệnh nhân. Một cuộc phẫu thuật cắt cụt cùng với sự sợ hãi có thể gây ra trầm cảm. Chúng ta cần tránh điều này.

Luyện tập có mục đích trước khi phẫu thuật cắt cụt chi

Trước khi phẫu thuật bệnh nhân nên bắt đầu các bài tập cần thiết cho giai đoạn phục hồi chức năng sau đó. Điều này giúp bệnh nhân tăng cường sức bền cho hệ thống cơ bắp của mình.

Ví dụ, trong trường hợp chờ phẫu thuật cắt cụt cẳng chân, việc luyện tập để di chuyển từ giường sang xe lăn một cách chính xác càng sớm càng tốt là điều hữu ích. Việc luyện tập với những hoạt động trên một cách kịp thời có thể làm cho khoảng thời gian sau khi phẫu thuật dễ dàng hơn rất nhiều cho bệnh nhân. Hãy hỏi bác sĩ và nhà vật lý trị liệu của bệnh nhân phương pháp luyện tập nào là phù hợp cho bệnh nhân.

Trước khi phẫu thuật cắt cụt bệnh nhân cũng nên nói chuyện với bác sĩ chỉnh hình để quyết định loại chân giả nào phù hợp cho bệnh nhân. Điều đó giúp bệnh nhân biết rõ hơn những gì bệnh nhân cần trong quá trình phục hồi.

Sự biến đổi của các tổ chức mỏm cụt

Sau khi cắt cụt chi thể, các tổ chức mỏm cụt có những biến đổi như sau:

© Những biến đổi tại chỗ

+ Tại Xương

– Loãng xương ở đầu mỏm cụt lan dần lên trên có khi lan rộng đến các xương khớp.loãng xương xuất hiện rõ rệt vào ngày thứ 10 và kéo dài sau một thời gian dài hay ngắn tuỳ theo tình trạng toàn thân của bệnh nhân, có khi tới hàng năm.

– Đầu xương bị teo nhỏ dần lại.Riêng ở trẻ em xương dài nhanh hơn cơ và da, nhất là vị trí cắt gần sụn tiếp hợp. Do đó mỏm cụt ở trẻ em thường nhỏ, nhọn và đầu xương thọc ra ngoài da, nên không làm chi giả vĩnh viễn ngay được mà phải chờ tới tuổi trưởng thành, sưã lại mỏm cụt mới lắp chi giả được.

Tại da cơ và phần mềm khác:

– Tại phần da sau phẫu thuật:

Co rút không đều nhau tuỳ từng vị trí. Nói chung da mỏng, ít tổ chức dưới  da, không dính vào tổ chức sâu co rút nhiều hơn.

– Tại phần cơ sau phẫu thuật:

Những cơ ở nông có nguyên uỷ, bám tận xa nhau thì co rút nhiều hơn những cơ ở sâu. Hiện tượng cơ co rút xảy ngay sau khi cắt và ngày càng co rút thêm.

Tại các mạch máu:

Động mạch và tĩnh mạch đều teo nhanh, sau 2 tháng cắt cụt thì động mạch đùi nhỏ lại chỉ bằng động mạch quay, động mạch cánh tay nhỏ lại bằng động bằng động mạch bên ngón tay.

Tại các dây thần kinh

Các dây thần kinh không bị teo lại như các phần mềm khác, mà có xu hướng mọc dài ra nhưng chủ yếu là các sợi trục của dây thần kinh. Sự phát triển dài ra này bị sức cản của mỏm cụt làm cho chúng cuộn tròn lại thành 1 khối u gọi là u thần kinh. Trong u thần kinh có các nhánh cảm giác và vận động, các nhánh cảm giác vẫn dẫn truyền các kích thích về trung ương. Do đó sau khi cắt cụt, bệnh nhân vẫn có cảm giác còn tồn tại chi thể như chưa bị cắt cụt, đó là hiện tượng “ chi ma “ sau cắt cụt.Hiện tượng “ chi ma “ sinh lý sẽ giảm dần và hết hẳn sau một thời gian thích nghi được. U thần kinh có thể gây ra các phản xạ như loạn nhịp tim, các cơn đau tim, các cơn tăng huyết áp hoặc các cơn hen.

Những biến đổi toàn thân

Cắt cụt ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động, sức khoẻ của người bệnh. Người bị cắt cụt chi trên ít bị giảm bớt sức hoạt động, nên ít có thay đổi lớn. Trái lại, người bị cắt cụt chi dưới thường bị giảm sức hoạt động nhiều hơn nên dễ bị béo phì nhiều hơn.

Biến chứng và chăm sóc hậu phẫu

Biến chứng sau mổ:

– Máu tụ mõm cụt

– Nhiễm trùng

– Hoại tử

– Co rút tư thế xấu

– U thần kinh

– U nhạy cảm chi ma

Chăm sóc hậu phẫu

– Băng mỏm cụt: Mỏm cụt được băng bằng băng thun với những đường băng chéo, sức ép nhẹ từ ngoài đầu mỏm cụt vào trong gốc chi. Tránh băng theo đường tròn quanh chi. Mục đích là phòng ngừa phù nề và tạo dáng mỏm cụt trong thời gian bắt đầu từ sau khi mổ đến khi mang chi giả.

– Sau 48 – 72h rút ống dẫn lưu, 2 tuần sau cắt chỉ vết mổ. Ở bệnh nhân bị bệnh lý mạch máu nên cắt chỉ sau 2 tuần, không nên cắt chỉ sớm vì da mỏm cụt không được nuôi dưỡng đầy đủ trong các ngày đầu rất dễ hở vết mổ.

– Các tư thế cần tránh: đó là các tư thế gây trở ngại cho sự hoạt động sau này của mỏm cụt.Các tư thế thường gặp là duỗi cổ chân, co gối, gấp háng, gấp khuỷu, khép cánh tay, đây là các tư thế giảm đau của bệnh nhân. Cần đặt tư thế chống đối lại.

– Tập vận động mỏm cụt: bắt đầu sớm ngay sau khi mổ và tiếp tục cho đến khi có khả năng sử dụng chi giả một cách thành thạo nhằm mục đích ngăn ngừa: tư thế xấu của mỏm cụt, tạo mỏm cụt tốt có độ dài đúng, dáng thon đầu, sẹo không co rút, không dính và tạo sự quân bình giữa các cơ.

Yhocvn.net

Bài cùng chủ đề:

Phục hồi chức năng mỏm cụt chi dưới theo BYT

Phục hồi chức năng mỏm cụt chi trên theo BYT

Kỹ thuật cắt cụt chi và biến chứng

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook