Thứ Ba, 20/11/2018 | 15:25

Áp xe lá lách

Áp xe lá lách phát sinh do có nhiễm khuẩn từ một nơi khác, do bệnh vi khuẩn huyết toàn thân, do một lá lách đã bị nhiễm trùng có nguồn gốc huyết học, và do một ổ nhiễm trùng gần lách lan sang như một áp xe dưới cơ hoành chẳng hạn. Khi bị áp xe này, bệnh nhân thấy sốt, đau bên trái cạnh sườn, phía trên bụng hoặc phía dưới ngực, có thể lan đến vai trái. Phần tư phía trên thường nhạy cảm đau và điển hình là phì đại lách. Điều trị bằng liệu pháp kháng sinh và dùng ống thông xuyên da đẫn lưu mủ mở mô lách hoặc cắt bỏ lách.

 

Áp xe tụy

Áp xe tụy phát sinh điển hình sau cơn viêm tụy cấp tại nơi có họại tử tụy. Vi sinh gây bệnh thường thấy là các trực khuẩn háo khí Gram âm và các vi sinh kỵ khí, các tụ cầu khuẩn và nấm Candida. Sau một đến nhiều tuần bị áp xe này, bệnh nhân thấy sốt, đau, nhạy cảm đau vùng bụng, buồn nôn, nôn, đôi khi tắc ruột liệt Điều trị gồm phẫu thuật dẫn lưu mủ hoặc dùng ống thông xuyên da và liệu pháp kháng sinh toàn thân. Trong khi chờ đợi nuôi cấy, nên dủng cefoxitin hoặc cefotetan riêng lẻ hoặc phôi hợp clindamycin hoặc metronidazol với một amino-glycosid như tobramycin hoặc gentamicin chẳng hạn.

Áp xe gan

Áp xe gan thường do amip hoặc vi khuẩn tạo mủ gây ra. Đó là những vi khuẩn bắt nguồn từ viêm đường mật, vi khuẩn huyết, một ổ nhiễm khuẩn gần gan và do bị chấn thương. Các tác nhân gây bệnh thường gặp là tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Gram âm háo khí như Escherichia coli và Klebsiella, và cả vi khuẩn kỵ khí. Bệnh nhân bị áp xe này thường sốt, biếng ăn, buồn nôn, nhạy cảm đau ở phần tư bên phải, to gan, đau ngực; vàng da khi có tắc nghẽn đường dẫn mật. Điầu trị bằng liệu pháp kháng sinh và dẫn luu bằng kim hút hoặc ống thông đặt trong. Chỉ định phẫu thuật khi kết hợp giải quyết một bệnh khác ở bệnh nhân. Về kháng sinh nên dùng cefoxitin, cefotetan riêng lẻ hoặc dùng phối hợp clindamycin với một aminoglycosid như tobramycin hoặc gentamicin. Phòng ngừa tái phát có thể dùng liệu pháp kháng sinh liên tục nhiều tuần sau dẫn lưu.

Áp xe đường tiết niệu

Áp xe đường tiết niệu chủ yếu là áp xe tiền liệt tuyến phát sinh coi như biến chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhất là viêm tiền liệt tuyến cấp, viêm niệu đạo và viêm mào tinh hoàn. Bệnh nhân thường ở tuổi 40 đến 60, khó tiểu tiện hoặc bí tiểu, đau đáy chậu; tiểu tiện ra máu và chảy mủ niệu đạo thì ít phổ biến hơn. Có tăng lượng bạch cầu. Tác nhân gây bệnh thường là những trực khuẩn Gram âm háo khí và Staphylococcus

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook