Thứ Năm, 24/01/2019 | 17:22

Chấn thương sọ não được chia thành 2 nhóm chính dựa trên sinh lý bệnh học là tổn thương nguyên phát và tổn thương thứ phát:

Chấn thương sọ não thường bắt nguồn từ các loại chấn thương về não bao gồm chảy máu, chấn động mạnh (rung động não hoặc não bị bầm). Những chấn thương này được phân loại theo mức độ nghiêm trọng hoặc loại chấn thương (ví dụ như chấn thương đóng hay mở). Ngoài ra, chấn thương cũng được phân loại theo mức độ gây nứt xương sọ, tổn thương bên trong não hoặc vị trí gây chảy máu.

Chấn thương sọ não dẫn đến những rối loạn về tri giác, nhận thức, vận động, cảm giác giác quan và ngôn ngữ.

Chấn thương sọ não được chia thành 2 nhóm chính dựa trên sinh lý bệnh học là tổn thương nguyên phát và tổn thương thứ phát:

+ Các dạng tổn thương nguyên phát thường gặp: tụ máu ngoài màng cứng, tụ máu dưới màng cứng, xuất huyết dưới nhện, xuất huyết não thất, xuất huyết trong não, dập não, tổn tưương sợi trục lan tỏa, tổn thương chất xám sâu.

+ Các dạng tổn thương thứ phát thường gặp: thoát vị não, phù não, nhồi máu não hoặc thiếu máu não sau chấn thương.

Các triệu chứng lâm sàng cũng như tình trạng khiếm khuyết, giảm khả năng gây ra bởi chấn thương sọ não là rất đa dạng. Do đó, quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương sọ não đòi hỏi phải toàn diện, đảm bảo đúng nguyên tắc và có sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong nhóm điều trị. Một chương trình phục hồi chức năng tốt sẽ giúp bệnh nhân sớm hồi phục, có thể lấy lại được tối đa các hoạt động chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chấn thương sọ não chia 4 mức độ: Nhẹ, vừa, nặng và trạng thái thực vật kéo dài

+ Chấn thương sọ não nhẹ:

Chấn thương sọ não nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất, là chấn thương sọ não có mất tri giác ngắn, không để lại di chứng thần kinh, tâm lý. Triệu chứng thường gặp là nhức đầu, chóng mặt, tập trung kém và nhớ, tư duy giảm sút, dễ mệt, dễ bị kích thích. Theo tiêu chuẩn của trường ĐHY Virginia về khách quan có: mất trí giác dưới 20 phút, Glasgow trên 13 điểm, không có đấu hiệu thần kinh khu trú; chụp CT sọ não không có tổn thương, xuất viện trước 48 giờ.

+ Chấn thương sọ não vừa:

Chấn thương sọ não vừa là những bệnh nhân nằm giữa hai nhóm nhẹ và nặng, có Glasgow từ 9 -12 điểm. Tiêu chuẩn phân loại nhóm này còn chưa rõ ràng.

+ Chấn thương sọ não nặng:

Chấn thương sọ não nặng chiếm 10% tổng số bệnh nhân chấn thương sọ não. Theo Jenett.B, những bệnh nhân thuộc nhóm nặng là bệnh nhân bị mất tri giác trên 6 giờ, cần được chăm sóc tích cực về y học, bị di chứng nặng, cần được phục hồi chức năng lâu dài.

+ Trạng thái thực vật:

Sau hôn mê một thời gian dài, những bệnh nhân không tỉnh lại được, không nhận biết môi trường xung quanh, không nói và không có những cử động chú ý. Bên cạnh đóm họ có chu kỳ thức ngủ, ngáp, ăn, nhai, nhăn mặt, có phản xạ rụt lại với kích thích có hại. Để phân loại chấn thương sọ não, có nhiều hệ thống khác nhau. Để lượng giá tri giác bệnh nhân chấn thương sọ não, Teasdale và Jenett.B của trường ĐHTH Glasgow đã sử dụng thang điểm từ 3 – 15 điểm, chia làm 3 tiêu chí: đáp ứng vận động (tối đa 6 điểm), lời nói (5 điểm), mở mắt (4 điểm).

Thang điểm hậu quả chấn thương sọ não theo Glasgow – 5 kiểu:

+ Chết

+ Trạng thái thực vật kéo dài

+ Tàn tật nặng: Bệnh nhân không độc lập về chức năng trong 24 giờ cả về thể chất hay nhận thức.

Tàn tật vừa: Di chứng nhiều nhưng không buộc bệnh nhân phải phụ thuộc

Phục hồi tốt: Di chứng tối thiểu hoặc không có di chứng.

Đánh giá tình trạng khiếm khuyết chức năng:

+ Đánh giá sức mạnh cơ bằng phương pháp thử cơ bằng tay

+ Đánh giá trương lực cơ theo thang điểm Ashworth cải biên (MAS)

+ Đánh giá chức năng thăng bằng theo thang điểm Berg hoặc thang điểm Tinetti

+ Khám các rối loạn về điều hợp, dáng đi và các vận động vô ý thức

+ Khám 12 đôi dây thần kinh sọ não

+ Khám phát hiện các rối loạn về ngôn ngữ

+ Khám phát hiện các rối loạn nuốt: thang điểm GUSS (Gugging Swallowing Screen) hoặc MASA (???)

–   Đánh giá các thương tật thứ cấp có thể xảy ra trên bệnh nhân nhân viêm phổi, loét do đè ép, teo cơ, cứng khớp, huyết khối tĩnh mạch sâu,…

– Sử dụng Bảng lượng giá chức năng FIM (Functional Independence Measure) để lượng giá mức độ độc lập chức năng của bệnh nhân trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như hoạt động tự chăm sóc, hoạt động di chuyển, khả năng kiểm soát cơtròn. Ưu tiên hàng đầu là hồi sức tim phổi, kiểm soát tình trạng tăng áp lực nội sọ và ổn định tình trạng bệnh nhân. Xử trí tổn thương não nguyên phát và điều trị/dự phòng tổn thương thứ phát; đánh giá khả năng can thiệp phẫu thuật trên bệnhnhân.

–   Can thiệp phục hồi chức năng sớm, ngay cả trong khi bệnh nhân đang ở trong đơn vị hồi sức tích cực nhằm hạn chế tối đa những thương tật thứ cấp có thể xảy ra do bất động lâu trên giường.

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

+ Kiểm soát tốt tình trạng huyết động, áp lực nội sọ và các dấu hiệu sinh tồn khác, cần phải cho bệnh nhân vận động sớm.

+ Người bệnh và gia đình cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ.

+ Cần có sự đồng cảm, chia sẻ của người thân.

+ Tuần thủ các bài tập chuyên môn để cơ thể phục hồi tối ưu, tích cực là rất quan trọng.

+ Tập vận động theo tầm vận động khớp

+ Hướng dẫn bệnh nhân tự xoay trở hoặc giúp họ thay đổi tư thế nếu tri giác còn kém.

+ Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm, chuyển sang ghế tựa cạnh giường, tập đứng và đi càng sớm càng tốt nếu tình trạng huyết động, tri giác và chức năng vận động cho phép.

+ Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập thở, tập ho nhằm dự phòng biến chứng về hô hấp.

+ Tiếp tục duy trì chương trình dinh dưỡng, chăm sóc và dự phòng các thương tật thứ cấp.

+   Duy trì mức độ vận động và sự toàn vẹn của các khớp chức năng.

+ Tăng cường tiếp xúc, nói chuyện với bệnh nhân nhằm cải thiện tình trạng tri giác, nhận thức và ngônngữ.

+ Hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động chức năng trên giường, bên cạnh giường và chức năng đi lại.

+ Kiểm soát trương lực cơ, khả năng thăng bằng và điều hợp, chỉnh dáng đi.

+ Đối với những bệnh nhân chấn thương nặng, quá trình hội phục chậm, phải luôn thận trọng để tránh xuất hiện các vấn đề như vận động khớp, loét da, nhiễm trùng và các chức năng sinh lý khác.

+ Khi bệnh nhân đã được điều trị qua khỏi tình trạng cấp tính có thể được hướng dẫn bằng một chương trình phục hồi chức năng qua các giai đoạn.

+ Trong giai đoạn cuối cùng, phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân đạt được mức độ độc lập tối đa khi trở về gia đình, có thể trở lại với công việc cũ hoặc tiếp cận với một nghề mới phù hợp với tình trạng chức năng hiện tại.

+ Phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não cho bệnh nhân cần phải kiên trì và cần có sự giúp đỡ về chuyên môn của bác sĩ phục hồi chức năng.

+ Can thiệp phục hồi chức năng đối với bệnh nhân cần toàn diện, bao gồm cả chức năng vận động lẫn nhận thức, hành vi, ngôn ngữ, cảm giác, giác quan.

Các chuyên gia của ngành phục hồi chức năng nghiên cứu, đã chứng minh việc cho bệnh nhân vận động sớm không chỉ giúp hạn chế được các thương tật thứ cấp mà còn giúp bệnh nhân cải thiện chức năng vận động cũng như nhận thức nhanh hơn.

+ Cung cấp dụng cụ chỉnh hình như nẹp cổ bàn tay, nẹp AFO nhằm dự phòng hoặc điều trị biến dạng co rút chi.

+ Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ trợ giúp di chuyển như xe lăn, khung tập đi, nạng, gậy,…

+ Bên cạnh vận động trị liệu, cần áp dụng song song chương trình hoạt động trị liệu nhằm giúp bệnh nhân đạt được tối đa có thể mức độ độc lập chức năng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên tắc chung cho chế độ ăn uống của người bị chấn thương sọ não và trong quá trình phục hồi sau chấn thương sọ não là:

Dù là bất cứ nguyên nhân nào thì sau khi bị chấn thương não, nạn nhân phải đối diện với những thử thách to lớn để hồi phục các chức năng của cơ thể. Trong đó chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và hòa nhập cộng đồng hơn.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho bệnh nhân ngay sau khi chấn thương cũng như suốt khoảng thời gian còn lại của họ. Tuy nhiên khi chăm sóc bệnh nhân, các loại chất dinh dưỡng, kích cỡ và cách thức chuyển vào cơ thể cần được tham khảo và chỉ định bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế.

Ăn như nào? Ăn bao nhiêu để vừa đủ, đóng vai trò vô cùng quan trọng cho bệnh nhân ngay sau khi chấn thương não cũng như suốt khoảng thời gian còn lại của họ. Phục hồi cho bệnh nhân bị chấn thương não phải mất một thời gian dài, đồng thời đòi hỏi cần cung cấp cho bệnh nhân những dưỡng chất thiết yếu để não phục hồi một cách tối ưu và tích cực nhất

Một số dưỡng chất cần bổ sung trong quá trình điều trị và phục hồi sau chấn thương sọ não là:

Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein cao. Protein vốn được sử dụng cho sự tăng trưởng, sửa chữa, duy trì chức năng cho hầu như tất cả mô trong cơ thể và được “biên soạn” bởi các amino acid. Các amino acid trong não có liên quan mật thiết trong việc duy trì ở mức bình thường những chất dẫn truyền thần kinh trong não.

Nguồn amino acid dồi dào nhờ vào những protein có ở thịt gà nạc, cá, các loại đậu que, đậu đũa, đậu Hà Lan… Có thể chọn các món cháo gạo, đậu phụ, trứng gà, thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá, sữa, táo, nước cam quýt, cà chua… cần chế biến thành các món mềm nhỏ dài, dễ nhai nuốt, thanh đạm hợp khẩu vị với người bệnh. Đối với người hôn mê kéo dài, có thể cho ăn bằng ống qua mũi các món sữa bò, đường, nước cháo, sữa đậu nành, nước ép trái cây, nước rau…

Những loại thực phẩm khác: bệnh nhân cần ăn những loại thức ăn giàu vitamin và khoáng tố, một vài loại dưỡng chất vô cùng quan trọng cho chức năng của não như choline vốn rất quan trọng cho việc hình thành các chất dẫn truyền thần kinh. Chất dẫn truyền thần kinh là những chất giúp truyền đi tín hiệu ở não. Choline được tìm thấy nhiều ở trứng, đậu phộng… Đồng thời loại bỏ những loại thức ăn có chứa chất béo bão hòa, các chất béo hydrogen hóa, thức ăn có chứa nhiều sodium (natri) vì những loại thực phẩm này càng làm tăng tần suất rủi ro bị đột quỵ

Khi đã bị tổn thương não thì chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Để phục hồi sau chấn thương sọ não, người bệnh và gia đình cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Đối với những bệnh nhân chấn thương nặng, quá trình hội phục chậm, phải luôn thận trọng để tránh xuất hiện các vấn đề như vận động khớp, loét da, nhiễm trùng và các chức năng sinh lý khác.

Với những bệnh nhân chấn thương sọ não, phục hồi sau chấn thương có lẽ là khoảng thời gian giúp họ lấy lại sức khỏe cũng như tinh thần của mình. Vì vậy, nếu việc chăm sóc diễn ra tốt đẹp, bệnh nhân và gia đình tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ thì khả năng bình phục của họ sẽ nhanh hơn, và người bệnh có cơ hội tái nhập cộng đồng cao hơn.

Yhocvn.net (Trích theo BS Lê Tùng Khoa)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook