Bệnh ung thư hốc miệng
Ung thư hốc miệng là một loại ung thư phổ biến trên toàn thế giới. Tỷ lệ ung thư hốc miệng tăng dần theo độ tuổi, thông thường là sau tuổi 40, nam nhiều hơn nữ. Tuổi gặp nhiều nhất là 60 đến 70 và hiếm gặp ở người trẻ.
Cũng như mọi căn bệnh ung thư khác, ung thư hốc miệng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng duy trì sự sống lâu hơn. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm là việc làm cực kỳ quan trọng.
Tìm hiểu về bệnh ung thư hốc miệng
Ung thư hốc miệng là tổn thương dạng loét, chồi sùi hoặc cứng, dính, giới hạn không rõ, không đau (đau khi ở giai đoạn trễ hay khi xâm lấn thần kinh), tiến triển nhanh, thường di căn hạch cổ.
Ung thư hốc miệng
Vị trí thường gặp là lưỡi, môi, sàn miệng và ít gặp hơn ở nướu răng, mặt trong má, màn họng. Ung thư hốc miệng xâm lấn tại chỗ ít khi cho di căn xa.
Triệu chứng
+ Đau rát, chảy máu ở khoang trong miệng, sưng ở lưỡi hoặc họng.
+ Có vết loét trong miệng không lành sau 2 tuần.
+ Tổn thương xơ cứng, chồi dạng bông cải trong miệng.
+ Có mảng trắng/đỏ/đen trong miệng.
+ Ổ nhổ răng không lành.
+ Răng lung lay không rõ nguyên nhân.
– Gặp khó khăn khi nhai, nói, tăng tiết nước bọt…
Nguyên nhân gây bệnh
+ Khói thuốc.
+ Uống rượu, bia.
+ Thói quen nhai trầu, xỉa thuốc.
+ Vệ sinh răng miệng kém.
+ Làm hàm giả làm không đúng với kích cỡ.
+ Nhiễm virus HPV.
+ Tiếp xúc thường xuyên với tia UV trong ánh nắng…
Ung thư hốc miệng do hút thuốc lá, nhai trầu, xỉa thuốc, vệ sinh răng miệng kém…
Phương pháp điều trị
+ Phẫu thuật.
+ Xạ trị.
+ Hóa trị.
+ Những khối u nhỏ có thể được loại bỏ bằng tia laser và liệu pháp quang động…
Ung thư hốc miệng là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Việc phát hiện sớm ung thư hốc miệng có vai trò quan trọng trong việc điều trị và hồi phục. Nếu tổn thương nhỏ, 60-70% bệnh nhân sống sau 5 năm điều trị, tổn thương lớn khả năng sống sau 5 năm giảm còn 40-50%…
Vì vậy khi thấy miệng có các biểu hiện đặc biệt như có vết loét không lành trên 2 tuần, răng lung lay không rõ nguyên nhân, ổ nhổ răng không lành, khó nhai, nuốt, nói…cần đến ngay các bệnh viện chuyên ngành để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh ung thư hốc miệng cần tránh xa thuốc lá, rượu bia, bỏ thói quen nhai trầu xỉa thuốc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chỉnh sửa răng giả làm sai…
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Hóa trị trong điều trị ung thư
+ Nguyên nhân hóa trị bị kháng thuốc khi điều trị ung thư
+ Lợi và hại của các phương pháp điều trị ung thư hiện nay
Chưa có bình luận.