Thứ Hai, 02/07/2018 | 08:22

Chúng ta biết rằng, sau khi mang thai, trong cơ thể người mẹ có 2 loại vật chất tồn tại trái ngược nhau ở hai loại chức năng: một là thúc sản tố ở tuyến yên và hormone tuyến tiền liện thúc đẩy tử cung co lại để sinh; hai là progesterone có chức năng an thai, cản trở việc tử cung co lại. Trong khi sinh nở thì loại vật chất thứ nhất được nói tới trên đây chiếm ưu thế, còn trong quá trình mang thai thì loại vật chất thứ hai chiếm ưu thế.

Sự biến đổi này diễn ra như thế nào? Và nhân tố nào là động lực chủ yếu của sự biến đổi này?

Ảnh minh họa.Nguồn Internet

Đầu những năm 60 của thế kỷ 20, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, hàm lượng hormone Adrenalcortical của tuyến thượng thận trong máu của thai nhi gần đủ tháng đột ngột tăng lên. Do đó, người ta đã tiến hành làm thí nghiệm trên cừu. Mổ 2 cừu mẹ đều ở thời điểm 26 ngày trước khi sinh, đặt một ống vào đại tĩnh mạch ở cổ của cừu mẹ; rồi sau đó, qua đường ống này, mỗi ngày tiêm cho thai của một cừu mẹ một lượng hormone Adrenalcortical nhất định, đối với thai nhi của cừu mẹ còn lại thì tiêm một lượng nước muối sinh lý vừa phải, không lâu sau, thai của cừu mẹ được tiêm hormone đã được sinh ra, rút ngắn thời gian mang thai sinh sản 20 ngày. Còn cừu mẹ kia thì đến đủ tháng mới sinh. Thực nghiệm này khiến người ta chú ý đến những thay đổi dưới tác dụng của nội kích tố trong cơ thể của thai nhi. Qua một loạt các nghiên cứu, người ta phát hiện thấy, thai nhi được sinh ra là do thai nhi tự mình vận động.

Trước hết, gần đến ngày được sinh ra, thai nhi đẩy nhanh sự phát triển, tăng cường hoạt động trao đổi chất, do đó, xuất hiện hiện tượng cường tuyến giáp trạng, làm nhiệt độ cơ thể của thai nhi tăng cao, nhiệt độ trong não cũng cao hơn đôi chút, khiến thai nhi ở trong trạng thái bí bách. Lúc này trung khu điều khiển nhiệt độ cơ thể ở não trung gian của thai nhi phát ra phản ứng mang tính bảo vệ đối với sự tăng nhiệt độ trong não, tiết ra hormone Adrenalcortical của tuyến thượng thận; hormone này do tuyến thượng thận tiết ra ức chế chức năng hình thành progesterone của nhau thai, làm tăng lượng hormone nữ, kích thích hình thành hormone tuyến tiền liệt, thúc đẩy sự giải phóng thúc sản tố của tuyến yên. Sau một loạt các phản ứng liên hoàn này, hoạt động sinh nở đã được kích hoạt.

Thai nhi được sinh ra trên đời, buộc phải đi qua đường sản đạo một cách gian nan. Trong thời gian mang thai, vị trí của thai nhi ở phía trên xương chậu; đối với những người phụ nữ sinh nở lần đầu, khoảng 4 tuần trước khi sinh, phần đầu của thai nhi hạ thấp xuống miệng xương chậu. Lúc này, đầu của thai nhi hơi nghiêng sang một bên, cũng tức là, khi phần đầu của thai nhi chuyển sang phía sau hoặc cạnh bên trái hoặc hướng xuống dưới, thì sẽ dễ dàng hạ xuống xương chậu hơn là khi phần đầu của thai nhi hạ xuống từ vị trí chính diện. Lúc này, người phụ nữ có cảm giác bụng dưới bị rơi xuống, cảm thấy thai nhi đang hạ xuống, nhưng phần bụng trên và đầu óc cảm thấy dễ chịu hơn đôi chút. Phần đầu của thai nhi hạ xuống xương chậu, đầu quay trở lại về vị trí trục trước sau. Do đường kính lớn nhất tại vị trí đường ra của xương chậu có hướng trước sau, nên ở đây, đầu của thai nhi lại chuyến phương hướng một lần nữa. Nói tóm lại, để phù hợp với hình dáng và kích thước của sản đạo, thai nhi đã thực hiện một chuỗi các động tác để phối hợp với người mẹ khi sinh nở.

Thai nhi được sinh ra do nỗ lực của những nhân tố nào?

Bài liên quan:Dấu hiệu sinh non và những nguy cơ trẻ sinh non gặp phải

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook