Thứ Ba, 31/07/2018 | 14:27

Bà bầu đề phòng mắc bệnh trĩ trong thai kỳ bằng cách nào

Tỷ lệ mắc bệnh trĩ trong thời gian mang thai ở phụ nữ khoảng 70%. Điều này là do tĩnh mạch tử cung và tĩnh mạch trực tràng có mối liên quan mật thiết với nhau. Trong thời gian mang thai, do áp lực bụng tăng lên, tử cung ngày một bành to lên, ép xuống khung xương chậu, đồng thời cũng chèn ép tĩnh mạch ruột khiến máu lưu thông không tốt, gây ra tụ huyết.

Ngoài ra, phụ nữ sau khi có mang, axit trong dạ dày giảm đi, xoắn, co bóp của dạ dày và ruột cung kém đi, thời gian đại tiện dừng lại ở đường ruột quá lâu, nước bị hấp thụ phân đóng rắn lại ép lên tĩnh mạch xung quanh lô hậu môn gây táo bón. Lúc này, khi đại tiện, phải dùng sức của bung khá nhiều, áp lực bụng càng lớn thì tĩnh mạch khung xương chậu tụ huyết càng nhiều, dẫn đến huyết quản tĩnh mạch ở vị trí hậu môn đoạn dưới trực tràng trương to lên, xoắn lại và phát triển thành trĩ.

Phụ nữ cần chú ý đề phòng mắc bệnh trĩ trong thai kỳ

Phải ăn nhiều rau và hoa quả, đặc biệt là các loại rau có nhiều chất xơ như rau cần, hẹ, bắp cải…Hoa quả nên àn chuổi tiêu, không nên ăn quả hồng và hồng khô.

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ cần chú ý năng hoạt động, ngoài làm những công việc nhà nhẹ nhàng ra, còn nên đi dạo bộ, tập thể dục. Khi làm việc cần chú ý thay đổi tư thế thường xuyên, không nên ngồi, đứng quá lâu. Cần tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định, sau khi đi đại tiện dùng nước ấm rửa sạch lỗ hậu môn.

Nếu bị bệnh trĩ trong thời gian mang thai có thể uống viên Casmed hoặc dầu parafin theo chỉ dẫn của bác sỹ để giảm táo bón. Nếu bị tri chảy máu, có thể dùng Andrenobazon, Etamsylate, vitamin C…khi bị sưng viêm, có thể dùng nước rửa để rửa, bên ngoài bôi kem trĩ. Nhưng chú ý không được uống thuốc tháo dạ, nếu không sẽ rất dễ bị sảy thai hoặc đẻ non.

Phòng bệnh trĩ thai kỳ

Bài liên quan: Băng huyết sau sinh: Nguy cơ, hậu quả, phòng bệnh

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook