Thứ Ba, 23/06/2020 | 23:08

Những phàn nàn của người bệnh về bệnh viện, phòng khám

Có thể nói, với hoạt động khảo sát về những phàn nàn của người bệnh, cái được lớn nhất là sẽ làm chuyển đổi nhận thức cho CBNV đang làm công tác quản lý bệnh viện. Quản lý chất lượng bệnh viện nên bắt đầu từ những phàn nàn của bệnh nhân hoặc phản ánh không hài lòng của người bệnh”.

1. Thời gian chờ đợi quá lâu

Bệnh viện quá đông, thủ tục hành chính tuy không phức tạp nhưng dòng người vẫn phải chờ đến lượt lấy số, chờ khám bệnh, chờ làm xét nghiệm, chờ nhận kết quả xét nghiệm – chẩn đoán, chờ mua thuốc, chờ thanh toán viện phí… đủ thứ phải chờ đợi. Chờ đợi ở đây không còn là hạnh phúc mà đích thực là cực hình

2. Nhà vệ sinh không được sạch sẽ

Có một thực tế là không chỉ trong các trường học mà nhà vệ sinh trong các bệnh viện cũng khiến người ta rùng mình. Có nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến việc này. Người bệnh và người nhà đi bừa bãi không có ý thức vệ sinh chung. Đội vệ sinh bệnh viên không được quán triệt nghiêm ngặt. Số lượng nhà vệ sinh không đủ……Khiến nhiều nhà vệ sinh nhưng quá mất vệ sinh bốc mùi hôi thối, giấy vứt bừa bãi, nền ướt rượt, thậm trí không có nước giật…Khiến nhà vệ sinh trong bệnh viện là nỗi ám ảnh đối với bệnh nhân và nguời nhà bệnh nhân.

Những phàn nàn của người bệnh về bệnh viện, phòng khám
Những phàn nàn của người bệnh về bệnh viện, phòng khám

Kết quả khảo sát của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường tại 13 bệnh viện tuyến trung ương của Hà Nội cho thấy, hầu hết các cơ sở y tế thiếu về số lượng nhà vệ sinh và chưa đảm bảo chất lượng nhà vệ sinh cho người bệnh và nhân viên y tế. Theo khảo sát này, thì tới trên 83% nhà vệ sinh của các bệnh viện có mùi hôi. Đây là một con số quá lớn. Cho thấy tình trạng rất kém. (Trích theo báo Thể thao VN).

3. Phòng bừa bộn, không được lau chùi sạch sẽ

4. Thiếu hướng dẫn tại các phòng bệnh và toàn bệnh viện: Sơ đồ khoa phòng không cập nhật khiến bệnh nhân không biết đường nào mà tìm

5. Ồn ào ở các khu vực/phòng điều dưỡng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

6. Thiếu sự giao tiếp dẫn đến người bệnh hoặc thân nhân người bệnh không được cập nhật các thông tin khi tình trạng bệnh lý của người bệnh thay đổi.

7. Cảm giác như không được cùng tham gia vào quá trình điều trị, không được nhân viên y tế lắng nghe ý kiến và truyền đạt, hướng dẫn, giải thích các công tin cụ thể, rõ ràng

8. Không cập nhật thông tin trên bảng treo đầu giường. Cập nhật bảng treo đầu giường cho phép các bệnh nhân biết ai là người chăm sóc cho họ.

9. Thiếu ngủ do nhân viên y tế họ tiến hành các test xét nghiệm hoặc huyết đồ lúc nửa đêm.

10. Nhân viên không gõ cửa trước khi vào phòng, điều này vô hình chung có thể bị coi như là một dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng.

11. Thiếu tính chuyên nghiệp của nhân viên y tế bệnh viện trong ca trực.

12. Bị mất quyền riêng tư, cá nhân

Ứng dụng một số phương pháp nhằm giảm sự phàn nàn của bệnh nhân, nâng cao sự hài lòng của người bệnh

Ứng dụng 5S để giúp sự sắp xếp thêm hợp lý, đảm bảo sạch sẽ và ngăn nắp. An toàn sinh học cấp 2 là tiêu chuẩn cho khoa xét nghiệm của các bệnh viện loại 1 gồm nhiều tiêu chuẩn giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và chất lượng của mẫu xét nghiệm.

Khoa khám bệnh phục vụ ngày thứ 7. Khoa khám bệnh cũng có khu vực khám dịch vụ để đa dạng hoá các loại hình phục vụ cũng như các đối tượng phục vụ, nâng cao sự hài lòng của người bệnh.

Triển khai 5S tại khoa khám bệnh nhằm giúp tăng cường sự ngăn nắp, giúp bệnh nhân thêm thoải mái, hài lòng

Sàng lọc: những cái không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng.

Sắp xếp: mọi thứ ngăn nắp và đúng chỗ của nó để tiện sử dụng khi cần.

Sạch sẽ: vệ sinh, quét dọn, lau chùi mọi thứ gây bẩn tại nơi làm việc.

Săn sóc: đặt ra các tiêu chuẩn cho 3S nói trên và thực hiện liên tục.

Sẵn sàng: tạo thói quen tự giác, duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc để mọi thứ luôn sẵn sàng.

Hệ thống quạt hơi nước được tăng cường nhiều khu vực ngồi chờ khám giúp người bệnh thêm dễ chịu. Hệ thống phun sương khu vực chờ lấy thuốc và đóng viện phí giúp điều hoà nhiệt độ.

Phần mềm nhận thuốc giúp đẩy nhanh công tác phục vụ Dược: ngay khi người bệnh kết thúc khám, toa thuốc ngay lập tức được chuyển xuống khoa Dược để soạn sẵn túi thuốc cho bệnh nhân.

Bệnh viện đã xây dựng hệ thống siêu thị mini để phục vụ các mặt hàng thiết yếu, cần thiết cho thân nhân và bệnh nhân.

Để tăng cường tính chính xác trong phẫu thuật, giảm thiểu các sai sót cũng như biến chứng y khoa trong các cuộc mổ, nhiều biện pháp hay đã được thực hiện, điển hình như tại khoa Chấn thương Chỉnh hình:

– Bác sĩ trưởng khoa phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân, nếu qua đó thấy bác sĩ điều trị chưa cung cấp đủ thông tin về chẩn đoán, cách điều trị – phương pháp mổ, vị trí mổ sẽ ngưng cuộc mổ chương trình

– Điều dưỡng phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân không nhìn hồ sơ bệnh án, để chắc chắn rằng bệnh nhân có biết khi nào được mổ, mổ bộ phận gì – bên nào. Nếu bệnh nhân không nắm được thông tin vì chưa được cung cấp, trưởng khoa sẽ ngưng cuộc mổ chương trình.

Cải thiện chất lượng bệnh viện chính là thông qua nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và đạt được sự hài lòng của người bệnh. Người bệnh được chăm sóc an toàn, thoải mái khi tới khám và điều trị tại bệnh viện là mục tiêu lớn nhất của việc quản lý chất lượng bệnh viện hiện nay.

Yhocvn.net (Trích nguồn: beckershospitalreview.com và ứng dụng của bệnh viện Tri Phương trong thực tế cải tiến chất lượng bệnh viện)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ 9 ứng dụng kỹ thuật số làm tăng sức mạnh của hệ thống y tế

+ Bác sĩ Việt Nam thích làm việc ở bệnh viện công hơn bệnh viện tư vì sao?

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook