Thứ Tư, 10/06/2020 | 22:39

Vì sao bác sĩ Việt Nam thích làm việc ở bệnh viện công hơn bệnh viện tư dưới góc nhìn của anh bạn Singapore:

Một nhà tài phiệt Singapore, từng thất bại trong “phi vụ đầu tư” bệnh viện tư nhân tại Tp.HCM, mới hỏi tôi “tại sao các senior doctors của Việt Nam cứ sleeping trong bệnh viện nhà nước mà không chịu wake up trong các bệnh viện tư đang nở rộ?

Tại các bệnh viện tư nhân ở Việt Nam hiện nay đa số là bác sĩ junior hoặc bác sĩ đã nghỉ hưu? Trong khi tại Singapore, gần 95% các senior doctors trên 50t, lứa tuổi chín muồi đỉnh cao của y nghiệp, đều move ra bệnh viện tư nhân làm mặc dù họ phải tự trả tiền thuê phòng khám, trả tiền nhân sự và điều hành phòng khám riêng của họ như 1 doanh nghiệp, tự kiếm nguồn bệnh nhân….?”

Tôi không biết đã có nhà xã hội học nào làm survey về vấn đề này chưa? lý do tại sao các senior doctors thích làm việc ở bệnh viện công đến vậy? có thể do 2 yếu tố sau:

Thói quen

Một thói quen cố hữu đã ngấm vào máu thịt từ khi còn là sinh viên y khoa đi thực tập, đó là mỗi sáng phải hít thở được bầu không khí của một khu vực đông nghẹt người lao xao, í ới, tay xách nách mang đi khám bệnh; phải bước qua các gánh hàng rong bánh mì, bò kho, hủ tíu, cà phê…bát nháo trước cổng bệnh viện; thói quen bị chen lấn xô đẩy đẫm đạp lên chân trong thang máy… Thói quen đã có sẵn một nguồn bệnh “khổng lồ” từ thương hiệu của bệnh viện nên cứ tà tà “thu hoạch” vì hầu hết bệnh nhân đến khám là do bảng hiệu của bệnh viện chứ không vì bảng tên của bác sĩ. Thói quen được bệnh viện bao bọc che chở khi “lỡ gây” tai biến biến chứng…v.v. Thu nhập chính thức tuy có ít nhưng thêm “bổng lộc” cũng đủ dùng. Cứ sống tà tà trong vòng tay “mẹ hiền bệnh viện công” chờ đến khi hưu ta lại tiếp tục ra bệnh viện tư nhân với những năm kinh nghiệm làm viện lớn và lĩnh lương cao.

Vì một chữ OAI

Oai không khi bệnh nhân mang ơn mình, oai không nhiều người phải nhờ để được khám trước, để được chăm sóc kỹ hơn, để được giải thích tận tình hơn. Oai không khi giúp được cả họ, cả làng, nhà trên xóm dưới. Không chỉ một người oai, bố mẹ oai, cải nhà oai, cả họ oai….Được làm ở viện lớn thì dù là người dọn dẹp thôi cũng có thể giúp được khối người chứ không như bệnh viện tư nhân mọi thứ được trả bằng tiền, bệnh nhân là khách hàng, là ‘thượng đế’ mà trách nhiệm của nhân viên y tế là phục vụ.

Nỗi sợ hãi

Sợ hãi khi phải set up lại mọi thứ ở lứa tuổi 50; sợ hãi khi phải thay đổi cách giao tiếp với bệnh nhân, sợ hãi khi phải xem bệnh nhân là người “nuôi sống” mình chứ không còn là người “mang ơn” mình, sợ hãi khi phải tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình, sợ hãi khi phải tự thân vận động hết mọi việc không còn “đệ tử lính lác” phục vụ đến tận răng, sợ hãi với khái niệm và kỹ năng PR bản thân…v.v

Yhocvn.net (Trích lược theo Hoàng Đức Nguyên Devid)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook