Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:22

– Hạ đường máu là khi đường máu giảm < 70mg/dl ( <3.9mmol/l) ở các bệnh nhân ĐTĐ trên lâm sàng thường thấy hạ đường huyết trong các tình huống lâm sàng:

– Sử dụng thuốc viên hạ đường máu hay tiêm Insulin quá liều.

– Bỏ bữa sau khi dùng thuốc

– Tập luyện gắng sức

– Các tình trạng bệnh lý cấp tính như nhiễm khuẩn, hay sự thay đổi của cơ thể như có thai…

Nguyên nhân gây hạ đường máu

–  Quá liều Insulin

–  Hạ đường máu do sulfonylurea:

–  Giảm khẩu  phần hay lùi giờ ăn

– Gắng sức

–  Rượu

– Hạ đường máu  do thuốc: Các thuốc dùng đơn độc cũng có khả năng gây hạ đường máu

+ Các thuốc điều trị ĐTĐ : Insulin, Sulfonylurea

+ Các dẫn chất của acid benzoic

+ Các thuốc khác: Rượu, Acid para – aminobenzoic, Sulphonamid, Salicylat, Propranolol, Pentamidin, Quinin, Propoxyphen, Thuốc chuột Vacor

– Các thuốc chỉ gây hạ đường máu khi dùng phối hợp với thuốc hạ đường máu :Biguanid,

Thuốcứcchếmenchuyển angiotensin(ACE): Phenylbutazon, Lidocain, warfarin, Ranintidin, Cimetidin, Doxepin, Danazol, Azopropazon, Oxytetracyclin, Clofibrat, enzofibra, Colchicin, Ketocnazol, Chloramphenicol, Haloperidol,

Thuốc ức chế MAO,Thalidomid,Orphendrin,Selegilin

Yếu tố thuận lợi của hạ đường máu

+ Bệnh nhân không hiểu biết hoặc không được hướng dẫn đầy đủ.

Bệnh nhân không tuân theo hướng dẫn, thay đổi liên tục chế độ ăn, dùng Insulin không đúng chỉ định, hoạt động thể lực quá mức và chế độ theo dõi glucose máu kém là các nguyên nhân thường gặp của hạ đường máu . Tương tự bệnh nhân có thể thay đổi giờ ăn, bỏ hoặc lùi bữa ăn, giảm lượng arbonhydrat trong chế độ ăn, và không bù thêm khi tăng hoạt động cũng là các nguyên nhân thường gặp.

+ Cố gắng duy trì mức đường máu bình thường

+ ĐTĐ thời gian dài

+ HĐM  không có triệu chứng cảnh báo

Bệnh cảnh thường gặp hơn là các triệu chứng và dấu hiệu của hạ đường máu  đơn giản là thay đổi theo thời gian trở nên khó nhận biết được. Một vai trường hợp các dấu hiệu và triệu chứng bị che khuất bởi các hoạt động thường nhật như gắng sức, lo lắng, nhưng vẫn có thể phát hiện được nếu người khám có kinh nghiệm.

+ Hạ đường máu  ban đêm – bệnh cảnh lúc rạng đông

Trên 50% các cơn hạ đường máu nặng xẩy ra trong đêm trước ăn sáng.

Các nguyên nhân bao gồm:

– Bệnh nhân thường không tỉnh dậy vì hạ đường máu ban đêm.

– Chỉ cần tăng insulin vừa phải cũng có thể gây hạ đường máu ở bệnh nhân .

– Insulin cần thiết để duy trì đường máu bằng định trước bình minh ít hơn khoảng 20- 30% so với bình minh.

– Insulin chậm dùng trước bữa tối thường gây tăng insulin máu khoảng 1 đến 3 giờ sáng (giai đoạn trước bình minh) và sẽ thấp hơn trước bữa sáng. Khi dùng liều cao hơn để đạt được mức đường máu bình thường vậy buổi sáng sẽ gây tăng insulin vào khoảng  1 đến 3 giờ sáng và tăng nguy cơ hạ đường máu  ban đêm.

+ Tiền sử hạ đường máu nặng

Một khi  bệnh nhân đã bị cơn hạ đường máu  nặng, nguy cơ xuất hiện các cơn hạ đường máu   nặng tiếp theo trong năm sau đó tăng gầp vài lần. Do đó bệnh nhân bị các cơn hạ đường máu  nặng nhắc lại cần điều trị hết sức thận trọng, thậm chí kể cả khi các đơn thuốc hạ đường máu  được xem là do thầy thuốc gây ra.

+ Suy thận và suy gan

Phân loại hạ đường huyết

– Hạ đường huyết mức độ nhẹ: Cơn hạ đường huyết có biểu hiện cường giao cảm nhịp tim nhanh, run tay đánh trống ngực và vã mồ hôi. Cơ thể tự điều chỉnh được

– Hạ đường huyết trung bình: Cơn hạ đường huyết có biểu hiện thần kinh: giảm khả năng tập trung ,lú lẫn ,nhìn mờ, tiếp xúc chậm, lơ mơ cần sự hỗ trợ một phần của người khác hoặc cán bộ y tế.

– Hạ đường huyết nặng: Cơn hạ đường huyết gây ra tình trạng thần kinh nặng cần sự hỗ trợ của người khác . có các triệu chứng như co giật, mất ý thức, mất định hướng và rối loạn hành vi nặng, không tỉnh khi kích thích  hoặc hôn mê.

PGS TS Đỗ TRUNG QUÂN – Bệnh viện Bạch Mai

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook