Bệnh tuyến giáp và những điều bạn chưa biết
Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ nằm ở phía trước cổ, được bao bọc xung quanh khí quản (khí quản). Nó có hình dạng giống một con bướm nhỏ ở giữa với hai cánh rộng kéo dài quanh cổ họng. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết rất quan trọng. Chúng ta có các tuyến nội tiết trên khắp cơ thể, chúng tạo ra và giải phóng các chất, hormone giúp kiểm soát nhiều chức năng quan trọng của cơ thể.
Khi tuyến giáp không hoạt động bình thường, nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nếu cơ thể tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp, chính là tình trạng cường giáp. Nếu cơ thể tạo ra quá ít hormone tuyến giáp sẽ được gọi là suy giáp. Cả hai tình trạng đều nghiêm trọng và cần được điều trị.
Bệnh tuyến giáp (BTG) rất phổ biến, ước tính có khoảng 20 triệu người ở Hoa Kỳ mắc một số loại rối loạn tuyến giáp. Phụ nữ có nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới khoảng 5-8 lần. Tuy nhiên bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, đàn ông, phụ nữ, trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên, người già. Nó cũng có thể xuất hiện khi sinh (thường là suy giáp), nó có thể phát triển khi già đi (thường sau khi mãn kinh ở phụ nữ).
Nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nếu:
+ Có bệnh (có thể bao gồm thiếu máu ác tính, tiểu đường type 1, suy tuyến thượng thận nguyên phát, lupus, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjögren, hội chứng Turner…).
+ Có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp.
+ Dùng thuốc có nhiều iốt (amiodarone).
+ Trên 60 tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ.
+ Đã từng điều trị tình trạng tuyến giáp hoặc ung thư trong quá khứ (cắt tuyến giáp hoặc xạ trị).
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tuyến giáp?
Hai loại bệnh tuyến giáp chính là suy giáp và cường giáp. Cả hai tình trạng này đều có thể do các bệnh khác ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
Các điều kiện có thể gây ra suy giáp bao gồm:
Viêm tuyến giáp: Tình trạng này là tình trạng viêm (sưng) tuyến giáp. Viêm tuyến giáp có thể làm giảm lượng hormone mà tuyến giáp sản xuất ra.
Viêm tuyến giáp Hashimoto: Một căn bệnh không gây đau đớn, viêm tuyến giáp Hashimoto là một tình trạng tự miễn dịch trong đó các tế bào của cơ thể tấn công, làm tổn thương tuyến giáp. Đây là một tình trạng di truyền.
Viêm tuyến giáp sau sinh: Tình trạng này xảy ra ở 5-9% phụ nữ sau khi sinh con. Đây là một tình trạng tạm thời.
Thiếu i-ốt: Iốt được tuyến giáp sử dụng để sản xuất hormone. Thiếu i-ốt ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.
Tuyến giáp không hoạt động: Đôi khi, tuyến giáp không hoạt động bình thường ngay từ khi sinh ra. Điều này ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 4.000 trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị, đứa trẻ có thể gặp các vấn đề về thể chất, tinh thần trong tương lai. Tất cả trẻ sơ sinh nên được làm xét nghiệm máu sàng lọc tại bệnh viện để kiểm tra chức năng tuyến giáp của chúng.
Các điều kiện có thể gây ra cường giáp bao gồm:
+ Bệnh Graves: Trong tình trạng này, toàn bộ tuyến giáp có thể hoạt động quá mức và sản xuất quá nhiều hormone. Vấn đề này còn được gọi là bướu cổ độc lan tỏa (tuyến giáp phì đại).
+ Bướu cổ: Cường giáp có thể do các u bướu hoạt động quá mức trong tuyến giáp. Một u đơn lẻ được gọi là nhân giáp, hoạt động độc lập tự chủ, trong khi một tuyến có nhiều u bướu được gọi là bướu cổ.
+ Viêm tuyến giáp: Rối loạn này có thể gây đau đớn hoặc người bệnh hoàn toàn không cảm thấy. Trong bệnh viêm tuyến giáp, tuyến giáp tiết ra các hormone được lưu trữ. Điều này có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.
+ Quá nhiều i-ốt: Khi người bệnh có quá nhiều i-ốt (khoáng chất được sử dụng để tạo ra hormone tuyến giáp) trong cơ thể, tuyến giáp sẽ tạo ra nhiều hormone tuyến giáp hơn mức cần thiết. Iốt dư thừa có thể được tìm thấy trong một số loại thuốc (amiodarone, một loại thuốc chữa bệnh tim), xi-rô ho.
Bệnh tiểu đường có nguy cơ cao phát triển bệnh tuyến giáp?
Nếu bị tiểu đường có nguy cơ mắc (BTG) cao hơn những người không bị tiểu đường. Bệnh tiểu đường type 1 là một bệnh rối loạn tự miễn dịch. Nếu đã có một rối loạn tự miễn dịch, ta có nhiều khả năng phát triển một rối loạn khác.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2, nguy cơ thấp hơn, nhưng vẫn có. Nếu bị tiểu đường type 2, ta có nhiều khả năng mắc bệnh tuyến giáp sau này.
Nên thường xuyên kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp. Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 nên được kiểm tra thường xuyên hơn ngay sau khi chẩn đoán, sau đó hàng năm so với những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Không có lịch trình xét nghiệm thường xuyên nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường type 2 tuy nhiên bệnh nhân nên chủ động kiểm tra định kỳ hằng năm.
Nếu bị tiểu đường, có kết quả xét nghiệm tuyến giáp dương tính, người bệnh có thể thực hiện một lời khuyên sau để giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn:
+ Ngủ đủ giấc.
+ Tập thể dục thường xuyên.
+ Theo dõi chế độ ăn uống.
+ Dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ dẫn.
+ Kiểm tra thường xuyên theo tư vấn bác sĩ hoặc đơn vị dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Những triệu chứng phổ biến nào có thể xảy ra với bệnh tuyến giáp?
Có rất nhiều triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải nếu mắc BTG. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường rất giống với các dấu hiệu của một số bệnh lý khác.
Phần lớn, các triệu chứng của bệnh tuyến giáp có thể được chia thành hai nhóm – nhóm liên quan đến việc có quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) và nhóm liên quan đến việc có quá ít hormone tuyến giáp (suy giáp).
– Các triệu chứng khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) có thể là:
+ Qua lo lắng, khó chịu, căng thẳng.
+ Khó ngủ.
+ Giảm cân.
+ Có tuyến giáp to hoặc bướu cổ.
+ Bị yếu cơ, run.
+ Kinh nguyệt không đều hoặc rong kinh.
+ Cảm thấy nhạy cảm với nhiệt.
+ Có vấn đề về thị lực hoặc kích ứng mắt.
– Các triệu chứng của tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp) có thể bao gồm:
+ Cảm thấy mệt mỏi.
+ Tăng cân.
+ Chứng hay quên.
+ Có kinh nguyệt thường xuyên, nhiều.
+ Tóc khô, thô.
+ Có giọng nói khàn.
Không chịu được nhiệt độ lạnh.
Các vấn đề về tuyến giáp có thể khiến người bệnh rụng tóc không?
Rụng tóc là một triệu chứng của bệnh tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp. Nếu người bệnh bắt đầu bị rụng tóc và lo lắng về nó, hãy đến gặp bác sĩ.
Các vấn đề về tuyến giáp có thể gây ra co giật không?
Trong hầu hết các trường hợp, các vấn đề về tuyến giáp không gây ra co giật. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh suy giáp nặng mà chưa được chẩn đoán hoặc điều trị, nguy cơ tăng natri trong máu. Điều này có thể dẫn đến co giật.
Yhocvn.net (Lược dịch theo clevelandclinic)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Khi nào cần điều trị cắt bỏ u tuyến giáp
ĐỊA CHỈ UY TÍN THỰC HIỆN SIÊU ÂM TUYẾN GIÁP PHÁT HIỆN KHỐI U, UNG THƯ SỚM
Phòng khám Phương Mai – Chuyên khoa khám Nội, nội soi tiêu hóa, siêu âm
⇒ Địa chỉ: Số 3 ngõ 38 Phương Mai, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, TP.HN
⇒ Điện thoại: 092 999 3638
***** Chuyên môn: Tư vấn, thực hiện kỹ thuật, chẩn đoán bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực siêu âm, nội soi, tiêu hóa tại Bệnh viện Bạch Mai.
***** Trang thiết bị: Công nghệ mới, dàn máy móc hiện đại nhất hiện nay.
“Thận trọng, chính xác, tận tâm, hết lòng vì sự an toàn và sức khỏe của người bệnh là giá trị cốt lõi của chúng tôi”
Chưa có bình luận.