Thứ Sáu, 27/11/2020 | 16:13

Biến chứng mạn tính của đái tháo đường

Tất cả các biến chứng mạn tính đái tháo đường đều có thể gặp trong đái tháo đường týp 1 cũng như týp 2. Tuy nhiên, cũng có những biến chứng hay gặp trong đái tháo đường týp này hơn trong týp kia ví dụ nguyên nhân chính gây tử vong ở đái tháo đường týp 1 là bệnh vi mạch nặng do suy thận còn nguyên nhân chính gây tử vong ở đái tháo đường týp 2 là bệnh mạch máu lớn.

1. Biến chứng vi mạch

1.1. Biến chứng mắt

– Sau 15 năm gần 100% có biến chứng, Sau 10 năm trên 80% có biến chứng, mới phát hiện bệnh 21% – 39% có biến chứng (týp 2)                                                            

– Là nguyên nhân thứ nhất gây mù loà ở người trưởng thành

+ Tiến triển âm thầm, khi phát hiện thị lực giảm thì bệnh đã nặng

+ Trong đái tháo đường týp 1: Mù loà là hậu quả của viêm võng mạc tăng sinh, xuất huyết thể kính, bong võng mạc. Đái tháo đường týp 2: mù loà là do phù nề và thiếu máu tại hoàng điểm, đục thủy tinh thể.

  • Chia làm 3 giai đoạn: Võng mạc chưa tăng sinh, võng mạc tiền tăng sinh và võng mạc tăng sinh
  • Cần khám mắt định kỳ

1.2. Biến chứng thận

Biến chứng mạn tính của đái tháo đường
Biến chứng mạn tính của đái tháo đường

Bệnh thận đái tháo đường (BTĐTĐ) được xác định bởi protein niệu thường xuyên > 500mg/24 giờ trên một bệnh nhân có tổn thương võng mạc do đái tháo đường (ĐTĐ) mà không có một bệnh lý thận nào khác hoặc kết quả sinh thiết thận có hình ảnh xơ hóa cầu thận.

Tổn thương sớm nhất của bệnh thận đái tháo đường là sự xuất hiện một lượng nhỏ protein ( albumin ) niệu tức là MAU

  • Chẩn đoán sớm: microalbumin niệu > 30 µg/ph

Với albumin niệu: BT 20-30mg/24 giờ (15-20µg/phút).  

          MAU ( +):      30 đến 300mg/24 giờ (20-200µg/phút).

Khi albumin niệu đạt đến 300mg/24 giờ trở lên gọi là albumin niệu đại thể (tương ứng với 500mg protein/24 giờ).

TL MAU/creatinin niệu BT < 0,1-1,8 mg/mmol.

  • Tiến triển dẫn đến Hội chứng thận hư, suy thận

DIỄN BIẾN TỰ NHIÊN CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (10-15 năm)

Thận phì đại – cường chức năng cấp → Albumin niệu bình thường → Microalbumin niệu (mới chớm bệnh thận ĐTĐ) → Protein niệu (bệnh thận ĐTĐ rõ rệt trên lâm sàng) → Suy thận chức năng mãn tính

1.3. Biến chứng thần kinh

Điển hình là bệnh lý bàn chân, biểu hiện từ giảm/mất cảm giác đến loét, hoại thư,… do 3 cơ chế thần kinh, mạch máu và nhiễm trùng; trên thế giới cứ 30 giây lại có người bị cắt cụt chi do đái tháo đường, chiếm 40%- 70% cắt cụt chi vì tất cả các nguyên nhân

Bệnh TK cảm giác

– Biểu hiện dị cảm như nóng ran, ngứa, đau. Cảm giác đau có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, thường tăng về đêm.

– Điều trị: amitriptylin 75mg lúc ngủ

Bệnh TK vận động

– Ít gặp hơn bệnh TK cảm giác

– Biểu hiện bằng sự yếu xảy ra đột ngột ở vùng chi phối bởi dây TK có liên quan ( Ví dụ dây TK mác tổn thương gây ra bàn chân rũ xuống)

– Một số lớn bệnh TK loại này được cải thiện sau 6 tuần.

Bệnh TK tự chủ

– Triệu chứng sớm là nhịp tim nhanh khi nghỉ, hạ HA tư thế đứng, mất dần sự toát mồ hôi.

Điều trị hạ HA tư thế = quấn băng ép có dây thun, chuyển tư thế từ từ,  để đầu thấp khi nằm, đôi khi phải dùng mineralocorticoid ( fludro cortison acetat 0,05-0,2mg/2 lần/ngày).

– Mất trương lực dạ dày gây đầy bụng sau khi ăn, buồn nôn, nôn; hội chứng trào ngược hay khó nuốt; táo bón, tiêu chảy hay tái phát ĐB về đêm và sau khi ăn

Điều trị có thể dùng metoclopamid 10 mg/3-4 lần /ngày

Tiêu chảy ĐTĐ đôi khi do VK phát triển ứ đọng tại ruột non→ Có thể ĐT ks hoặc loperamid ( Imodium)

– Hệ thống niệu sinh dục: bất lực nam, đái không tự chủ, ứ đọng nước tiểu dư, xuất tinh ngược dòng.

Các biến chứng khác như viêm da, nhiễm khuẩn tiết niệu, lao…

2. Biến chứng mạch máu lớn

  • Là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong của người bệnh ĐTĐ
  • Rối loạn chính: xơ vữa động mạch

2.1. Tai biến mạh máu não

  • Là nguyeenh nhân thứ 3 gây tử vong sau bệnh tim và ung thư
  • Tắc mạch não chiếm 80%
  • Chảy máu não chiếm 20%
  • Các yếu tố nguy cơ: THA, RLCH Lipid, thừa cân béo phì, hạn chế vận động, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người mắc các bệnh lý tim mạch, …
  • Dấu hiệu sớm:

+ Yếu hoặc liệt nửa người.

+ Đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng.

+ Mất thăng bằng dẫn đến ngã.

+ Tê bì nửa người.

+ Nói khó.

+ Mất thị lực 1 bên.

  • Đột quỵ hoàn toàn hoặc cấp tính thường gặp hơn. Trong vòng 48-72 giờ đầu bệnh có thể nặng hơn và xấu dần vì phù não hoặc ổ nhồi máu não to hơn.
  • Điều trị:

+ Nếu có hôn mê hoặc rối loạn nuốt thì bắt buộc phải truyền glucose.

+ Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc viên hạ đường huyết thì tạm thời phải chuyển sang dùng insulin.

+ Theo dõi glucose bằng định lượng nồng độ glucose máu đáng tin cậy hơn định lượng đường niệu.

+ Có thể dự phòng bằng aspirin.

2.2. Bệnh mạch vành

  • So với người không bị ĐTĐ, người bệnh ĐTĐ týp 2 có:
  • Có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương tự như những người đã từng bị đau tim.
  • Nguy cơ suy tim tăng gấp 2 – 3 lần
  • So với người không bị ĐTĐ cùng lứa tuổi, người bệnh ĐTĐ có nguy cơ bị đột tử nhiều hơn: > 50%  (với nam)

             > 300% (với nữ)

2.2.1 Đau thắt ngực:

  • Gặp khoảng 70% BN nam
  • Có khi không có cơn đau ĐH chỉ CG mệt, khó thở.
  • Dấu hiệu lâm sàng gợi ý: TS tim tăng, thành mạch xơ cứng, mất mạch ngoại vi

2.2.2. Nhồi máu cơ tim

Có khi là phát hiện tình cờ sau khám, làm đái tháo đường định kỳ,hoặc có khi có cơn đau TN dữ dội điển hình

Người bệnh đái tháo đường có tiên lượng xấu hơn về kích thước vùng nhồi máu và yếu tố nguy

2.2.3 Tử vong đột ngột.

2.2.4. Suy tim: Bệnh nhân đái tháo đường bị suy tim nhiều gấp 2 – 3 lần

Khi khám lâm sàng thấy tình trạng suy tim sung huyết hoặc việc kiểm soát glucose máu kém đi phải nghĩ đến bệnh lý mạch vành để tiến hành những thăm dò cần thiết, điều trị kịp thời

Trên đây là những biến chứng mạn tính của đái tháo đường

Yhocvn.net (Theo BVNTTW)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook