Thứ Sáu, 27/11/2020 | 19:02

Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Đái tháo đường thai khi nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

Dấu hiệu bệnh đái tháo đường thai kỳ

+ Khó lành các vết trầy xước, vết thương

+ Sụt cân không rõ nguyên nhân

+ Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu…

+ Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức

+ Hay cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều

+ Nước tiểu có nhiều kiến bâu …

1. Mục tiêu kiểm soát glucose

– Đối với đái tháo đường thai kỳ

            + Glucose máu mao mạch lúc đói mẹ ≤ 5,3 mmol/l và hoặc

            + Glucose máu mao mạch 1 giờ sau ăn của mẹ ≤ 7,8 mmol/l hoặc

            + Glucose máu mao mạch 2 giờ sau ăn của mẹ ≤ 6,7 mmol/l.

– Đối với bệnh nhân ĐTĐ mang thai

            + Glucose trước ăn, khi đi ngủ, trong đêm từ 3,3 – 5,4 mmol/l.

            + Glucose máu sau ăn (2 giờ) cao nhất 5,4 – 7,1 mmol/l.

            + HbA1C < 6,1 %

– Không có hạ đường máu quá mức.

Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ
Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

2. Điều trị bằng dinh dưỡng

* Mục tiêu:

– Đạt được mức glucose máu bình thường.

– Tránh tăng keton máu

– Tăng cân hợp lý

– Thai khỏe mạnh

* Điều trị dinh dưỡng cần cá thể hóa. Khuyến cáo gợi ý:

– Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có cân nặng lý tưởng cần 30kcal/kg / ngày

– Phụ nữ quá cân cần 22-25 kcal/kg /ngày

– Phụ nữ béo phì cần 12-14 kcal/kg/ngày

– Phụ nữ thiếu cân cần 40 kcal/kg/ ngày

* Lượng Carbonhydrat nên phân bố thành nhiều bữa để tránh tăng glucose máu sau ăn

Tỷ lệ Carbohydrat chiếm khoảng 40% nguồn cung cấp năng lượng nhưng đảm bảo không tăng keton máu.

Hạn chế các loại Carbohydrat như bánh mỳ, cơm , khoai tây, hoa quả ngọt, nước éo trái cây,… có chỉ số đường máu cao (High GI). Sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường máu thấp (Low GI).

* Protein chiếm khoảng 20 % nguồn cung cấp năng lượng

* Lipid chiếm khoảng 40% nguồn cung cấp năng lượng, trong đó mỡ bão hòa chiếm 7%.

* Cung cấp đủ Vitamin, khoáng chất cần thiết cho bà mẹ.

* Theo dõi cân nặng bà mẹ thường xuyên.

3. Chế độ luyện tập

Thai phụ nên luyện tập nếu không có chống chỉ định về sản khoa. Nên duy trì mức vận động từ nhẹ đến trung bình với khoảng thời gian từ 20-30 phút, 3 lần/tuần.

4. Điều trị bằng thuốc

Sử dụng insulin để điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Khi mắc đái tháo đường thai kỳ, người mẹ và em bé đều có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 thực sự sau này. Khoảng một nửa các bà mẹ mắc đái tháo đường sẽ chuyển thành đái tháo đường type 2 sau 10 – 20 năm và bé cũng gặp rất nhiều nguy cơ khi sinh. Tuy nhiên nếu người mẹ kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thể chất, tái khám thường xuyên thì hoàn toàn có thể sinh nở mẹ tròn con vuông.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

+ Quá chú tâm tẩm bổ, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook