Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:20

Theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, số người Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường từ năm 2002 là 2,7%, đến năm 2008 đã tăng gần gấp đôi là 5%. Người dân thường chủ quan không có thói quen khám bệnh thường xuyên nên hơn 85% số bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng.

Theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, số người Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường từ năm 2002 là 2,7%, đến năm 2008 đã tăng gần gấp đôi là 5%. Người dân thường chủ quan không có thói quen khám bệnh thường xuyên nên hơn 85% số bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng. Hiện nay, hơn một nửa số người bị tiểu đường chết do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thường gặp biến chứng thận gây suy thận hay biến chứng thần kinh gây mất cảm giác, tê, đau nhức chân, tay, nhiễm trùng…Vậy bệnh nhân đái tháo đường nên làm gì để kiểm soát được bệnh

1. Tuân thủ chế độ ăn:  Điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp. Nên ăn nhiều bữa, không nên bỏ bữa này ăn dồn bữa kia. Hạn chế thức ăn giàu tinh bột, chất béo, tinh chế để đường huyết không tăng đột ngột.

2. Tập luyện thể dục: bệnh nhân hãy tập thể dục giảm cân, tránh béo phì.

3. Kiểm soát huyết áp: huyết áp lý tưởng là 140/80 và thấp hơn. Do vậy hãy trang bị máy đo huyết áp ở nhà. Khi huyết áp cao, bệnh nhân có thể dùng các loại trà như hoa hèo, hoa bụt giấm, actiso…

4. Kiểm soát Cholesterol: loại bỏ mỡ máu có hại, gây xơ vữa động mạch như Triglyceride, LDL-Cholesterol, và làm tăng loại mỡ máu có lợi, hạn chế gây xơ vữa động mạch như HDL- Cholesterol. Nếu hạ được cholesterol (mức lý tưởng là 5mmol/l hoặc tỷ lệ cholesterol xấu/cholesterol tốt <3). Những bệnh nhân đái tháo đường có thể giảm nguy cơ tim mạch đến 55%. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn nội tạng động vật. Nên thay mỡ động vật bằng dầu, bơ thực vật vì chúng giúp tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu.

5. Kiểm soát đường máu: mỗi bệnh nhân tiểu đường cần có một máy đo đường huyết ở nhà và đo theo hướng dẫn của bác sỹ. Đường huyết lý tưởng là nhỏ hơn hoặc bằng 7%. Khi ổn định được đường máu thì bệnh nhân có thể giảm 25% nguy cơ bệnh về mắt và thận; 16% nhồi máu cơ tim.

6. Khám bàn chân: tiểu đường dễ khiến vi trùng xâm nhập làm bệnh nhân lở loét chân, sưng phù, tê bì, tắc tĩnh mạch. Tại Việt nam chưa có bác sỹ chuyên khoa về bàn chân nên bạn cần tự theo dõi tình trạng của mình. Tránh hiện tượng chủ quan thấy vết loét lại nghĩ là mẩn ngứa bình thường. Cần vận động thường xuyên để tránh tê bì.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook