So với thập niên 50, 60 cuộc sống hiện tại đã được cải thiện hơn rất nhiều. Đời sống nâng cao, chất lượng cuộc sống được tăng cường tuy nhiên điều này cũng tỷ lệ thuận với việc gia tăng tình trạng béo phì ở mọi lứa tuổi.
Béo phì do nhiều nguyên nhân gây nên như uống nhiều đồ uống có ga, nước ngọt, rượu bia, lười vận động…Tuy nhiên hệ vi sinh vật đường ruột được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng béo phì, một căn bệnh của toàn cầu. Vậy mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và béo phì diễn ra như thế nào?
Béo phì đe dọa sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng và lớn nhất từ trước đến nay. Tỷ lệ mắc bệnh béo phì ngày càng gia tăng tạo ra gánh nặng trên toàn cầu và là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, kháng insulin, tiểu đường tuýp 2, rối loạn mỡ máu, ung thư…Do đó các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đang nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân gây béo phì để tìm ra giải pháp cho căn bệnh toàn cầu này.
Nguyên nhân gây béo phì
Nguyên nhân gây thừa cân béo phì bắt nguồn từ sự mất cân bằng giữa năng lượng tiêu thụ và năng lượng tiêu hao, tuy nhiên rất khó để đánh giá các yếu tố bên ngoài quy định quá trình mất cân bằng này.
Trên thực tế, việc theo dõi lượng calo nạp vào (chế độ ăn kiêng) và lượng calo tiêu thụ (hoạt động thể chất) thì việc theo dõi sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể là một thách thức. Dưới tác động của nhiều biến số bao gồm yếu tố di truyền, xã hội và môi trường, cơ chế phối hợp và phức tạp của con người được tinh chỉnh nhằm bảo vệ trọng lượng cơ thể. Do vậy, rất khó để tìm kiếm những lý do chính hoặc các nguyên nhân để giải thích cho căn bệnh béo phì. Trong khi thực tế, béo phì là một hiện tượng đa yếu tố vì vậy quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã đặt trong một bức tranh toàn cảnh thay vì tập trung vào một cơ chế hay quan sát cụ thể nào đó.
Mối liên hệ giữa béo phì và hệ vi sinh vật đường ruột
Hệ vi sinh vật đường ruột là một yếu tố môi trường rất đặc biệt, tác động tiềm ẩn đến béo phì. Hệ vi sinh vật đường ruột là một cộng đồng đa dạng các loại vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm, virus và động vật nguyên sinh tồn tại trong ruột.
Bên cạnh các loài khác nhau sống trong đường ruột (thành phần của hệ vi sinh vật), còn có các chất chuyển hóa của vi sinh vật cũng được coi là những nhân tố chính. Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu tuyên bố về hệ vi sinh vật đường ruột, tuy nhiên có rất ít tài liệu được xác nhận, đặc biệt là mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và béo phì và đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
Các nghiên cứu tiên phong cho rằng hệ vi sinh vật đường ruột là nguyên nhân chính liên quan đến việc lưu trữ năng lượng và tăng khối lượng chất béo trong cơ thể. Những nghiên cứu sau đó phát hiện hệ vi sinh vật đường ruột gây bệnh béo phì có những đặc điểm như tính đa dạng của cộng đồng vi khuẩn giảm, thay đổi sự đại diện của các gen vi khuẩn, thay đổi con đường chuyển hóa. Sự hình thành và phát triển của một giống loài vi khuẩn mới được biệt hóa về quá trình trao đổi chất để tăng cường khả năng hấp thụ thức ăn.
Nguyên nhân làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột được chứng minh bằng các nghiên cứu về can thiệp giảm cân như phẫu thuật nối tắt dạ dày, chế độ ăn hạn chế calo. Các nghiên cứu tiếp theo làm rõ hơn về cơ chế hệ vi sinh vật đường ruột hoạt động và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và cân bằng năng lượng trong cơ thể. Cụ thể là hệ vi sinh vật điều chỉnh năng lượng hấp thụ từ chế độ ăn uống hàng ngày, tham gia vào quá trình chuyển hóa, làm thay đổi đặc tính thấm của ruột và giải phóng các hormone ruột.
Ngoài ra, hệ vi sinh vật đường ruột cũng làm thay đổi kiểu béo phì do vi khuẩn làm gia tăng của quá trình lên men, giải phóng năng lượng từ những thành phần không tiêu hóa được của thực phẩm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa vi sinh vật đường ruột và béo phì
Rất khó để đánh giá thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột vì vi khuẩn tạo ra nhiều chất chuyển hóa ảnh hưởng đến các vi sinh vật khác hoặc hoạt động như một tín hiệu cho vật chủ, trong đó có axit béo chuỗi ngắn (như acetate, butyrate, propionate).
Ngoài ra, thành phần hệ vi sinh vật đường ruột cũng không cố định và có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như thành phần của chế độ ăn uống hàng ngày. Ngay cả những người bình thường và khỏe mạnh, chế độ ăn uống cũng làm thay đổi đáng kể hệ vi sinh vật đường ruột hàng ngày hoặc hàng tuần, trong khi các nghiên cứu chỉ tiến hành quan sát tại một thời điểm nhất định và rất ít theo dõi trong một khoảng thời gian.
Theo dõi tại một thời điểm nhất định có thể dẫn đến kết quả sai lệch do bị ảnh hưởng bởi thuốc, các hoạt động thể chất hoặc bệnh lý kèm theo khác. Vì vậy, tất cả những yếu tố này khiến cho việc xác định sự mất cân bằng thành phần của hệ sinh vật đường ruột trở nên khó khăn.
Để khắc phục những yếu tố trên, test thở hydro được thực hiện với mục đích chẩn đoán các căn bệnh đường ruột, kiểm tra tình trạng hấp thu carbohydrate. Bất cứ ai cũng cần test thở hydro để tầm soát sức khỏe đường ruột. Kết quả test thở hydro 16 ppm trong giới hạn bình thường, trên 20 ppm so với mức cơ bản được coi là dương tính.
Các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm hơi thở hydro đối với bất cứ ai khi gặp vấn đề như: rối loạn tiêu hóa mạn tính, đau bụng, đầy hơi, thường xuyên bị xì hơi, tiêu chảy thường xuyên, táo bón thường xuyên…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột
10 thực phẩm tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột bạn nên bổ sung ngay
Mối liên hệ giữa bệnh Parkison và vi khuẩn đường ruột
Chế độ ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe tiêu hóa không?
Nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ bệnh béo phì
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.