Thứ Ba, 14/05/2024 | 16:36

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy có xấp xỉ 25% dân số trên thế giới bị một hoặc một vài bệnh về dị ứng. Tỉ lệ người dân mắc các căn bệnh về dị ứng có xu hướng ngày càng tăng vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của phản ứng dị ứng là vấn đề được đông đảo người dân trên thế giới quan tâm.
Phản ứng dị ứng & các loại dị ứng thường gặp
Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một chất lạ như phấn hoa, nọc ong, lông thú cưng hoặc thực phẩm… Khi cơ thể bị dị ứng, hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể để tiêu diệt chất gây dị ứng mặc dù các chất gây dị ứng có thể không gây hại cho cơ thể.
Chúng ta thường nghĩ về các bệnh dị ứng khi bị mề đay, ngứa, hắt hơi, xổ mũi, chảy nước mắt….Tuy nhiên trong y khoa những dấu hiệu trên chỉ là triệu chứng của một số bệnh dị ứng. Phản ứng dị ứng thực sự là hậu quả của các sự kiện xảy ra trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các bệnh dị ứng thường gặp như viêm mũi, viêm xoang dị ứng, viêm da dị ứng, viêm tai giữa dị ứng, mày đay (phát ban), dị ứng với cao su, dị ứng thuốc…
Mối liên hệ giữa dị ứng và hệ vi sinh đường ruột
Các vi khuẩn trong vật đường ruột có vai trò thiết lập cân bằng và đáp ứng miễn dịch của tế bào lympho T đồng thời giúp đỡ và kích thích sản xuất interleukin 10 giảm bệnh lý dị ứng. Do đó khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng khiến nguy cơ mắc bệnh dị ứng tăng lên.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, hệ vi sinh đường ruột cân bằng sẽ đóng góp đến 80% tình trạng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột rất quan trọng để bảo vệ đường tiêu hóa khỏe mạnh từ đo gia tăng miễn dịch cho cơ thể.
Những loại lợi khuẩn điển hình có thể kể đến là: Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii,… Lactobacilli và Bifidobacteria làm nhiệm vụ tạo ra hàng rào bảo vệ ruột, thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể. Một số chủng Lactobacilli và Bifidobacteria còn có khả năng trung hòa miễn dịch, giúp giảm các bệnh lý dị ứng.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng các vi khuẩn trong đường ruột là lúc lợi khuẩn suy yếu, ảnh hưởng tới tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng, khi ăn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Mất cân bằng có thể gây tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, chướng bụng…

Bảo vệ hệ vi sinh đường ruột
Để bảo vệ các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dân cần đảm bảo chế độ ăn cân bằng với 4 nhóm thực phẩm gồm chất đạm, đường bột, rau xanh quả chín. Lưu ý không ăn nhiều chất đạm, thịt vì gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Với người trưởng thành nên ăn ít nhất 400g rau xanh/1 người/1 ngày. Có thể bổ sung các chế phẩm lên men từ rau xanh như kim chi, cà, dưa muối có nhiều lợi khuẩn, các chế phẩm từ sữa lên men như sữa chua giúp tăng cường vi sinh vật có lợi.
Ngoài ra cần giữ lối sống lạnh mạnh như tập thể dục thể thao hàng ngày, hạn chế thói quen xấu như uống rượu bia, không tự ý dùng kháng sinh…và duy trì tập thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Duy trì sức khỏe đường ruột khi ăn chế độ ăn thuần chay

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook