Thứ Ba, 17/10/2017 | 13:42

Nuôi con trong những năm đầu đời là thời gian khó khăn nhất của các bậc làm cha, làm mẹ, bởi khi đó các bé còn quá nhỏ để có thể biểu hiện bé có nhu cầu gì? đau đớn ở đâu?

Màu sắc phân thể hiện sự bất thường ở của trẻ

Tuy nhiên, có một cách khác để cha, mẹ có thể kiểm tra sức khỏe của con , đó là theo dõi việc bài tiết qua đường phân của trẻ. Theo thời gian và chế độ dinh dưỡng khác nhau, ở tùy từng thời điểm, phân của trẻ có màu sắc, độ rắn, lỏng…khác nhau tương ứng với sức khỏe có những biểu hiện khác nhau.

Để nhận biết được chính xác các biểu hiện này, cần có sự phân tích, đánh giá trên cơ sở khoa học. Chúng ta hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ chính cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ.

Chị Nguyễn Minh Hương sinh năm 1988, tại Hà Nội tâm sự

“Lấy chồng đầu năm 2012, ngày 8/12/2012 em sinh cháu gái nặng 3,2kg. Vì hai vợ chồng ở riêng, thỉnh thoảng bà nội, bà ngoại lên chơi một tuần rồi lại về nên thời gian đầu nuôi con em thấy vất vả vô cùng. Thấy em bé cứ xì xoẹt suốt, đi ngoài từ  4 đến 6 lần/ngày, phân hoa cà, hoa cải em hoảng quá… không biết bé có bị bệnh đường ruột hay không?”

Màu sắc phân thể hiện sự bất thường ở của trẻ

Nuôi con trong những năm đầu đời là thời gian khó khăn nhất của các bậc làm cha, làm mẹ, bởi khi đó các bé còn quá nhỏ để có thể biểu hiện bé có nhu cầu gì? đau đớn ở đâu?

Dưới 1 tuổi, bố, mẹ thường nghe tiếng khóc của con để cảm nhận trẻ no hay đói, nóng, lạnh hoặc những khó chịu bất thường…

Con là tài sản lớn nhất của bố, mẹ (Ảnh minh họa)

Anh Hoàng Anh Tuấn sinh năm 1982, tại Bắc Ninh chia sẻ

“Do hoàn cảnh gia đình neo người nên từ khi lấy vợ, mọi việc chăm sóc, lo cho con, cả hai vợ chồng đều tự đảm đương…Kinh nghiệm nuôi con lần đầu chẳng ai nói hay nên tôi tự tìm các thông tin trên mạng để đọc….Tuy nhiên có những thông tin như trường hợp của con thì các báo lại không đề cập đến…Tôi nhớ mãi thời gian cháu được 6 tháng tuổi, sau khi ăn bột (loại bột dành cho trẻ dưới 1 tuổi mua tại siêu thị) thì con khóc quằn quại, mặt đỏ tía tai, mồ hôi vã ra ướt hết cả tóc..  sờ bụng cháu thấy lạnh, tôi quấn thêm một chiếc khăn bên ngoài. Khoảng 15 phút sau cháu nín khóc, đi ngoài phân hơi lỏng. Sau đó cháu chơi trở lại bình thường.…Thực sự đến bây giờ, tôi cũng không hiểu nguyên nhân con khóc quằn quại  là do đâu và vì sao sau đó lại hết khóc?”

Chị Nguyễn Thị Khánh sinh năm 1993 ở Kim Bôi, Hòa Bình

“Là bạn đồng niên quen biết nhau từ nhỏ nên sau khi học xong cấp 3, hai người nên vợ nên chồng. Tuổi trẻ, không hiểu biết, lại không chịu hỏi bố mẹ nên khi có con, 2 vợ chồng chăm sóc con theo kiểu “hiểu sao làm vậy”. Kết quả khi tròn một tuổi, cháu cân nặng được 7kg. Khi được bác sỹ tư vấn về cách chăm sóc con…tôi mới hiểu sự  ngu dốt của mình.

Khi con dưới 6 tháng (còn bú mẹ) hầu như tôi rất ít  cho con uống nước bởi tôi nghĩ đơn giản “sữa mẹ là nước rồi”, tệ hơn tôi cũng không biết trẻ đi ngoài một tuần mấy lần là phù hợp. Vì vậy khi con bé trướng bụng, quấy khóc …đi ngoài 2 lần/tuần tôi cũng chẳng hiểu nguyên nhân vì sao”

Từ thực tế trên, Benh.vn đã tổng hợp những biểu hiện bất thường từ phân của trẻ, qua đó giúp những ông bố, bà mẹ có những hiểu biết nhất định để đánh giá sức khỏe của con mình.

Thế nào là phân bình thường

Với trẻ bú mẹ, phân “hoa cà hoa cải” không thối, có thể có mùi chua chua. Với trẻ lớn hơn, phân thường mềm mịn và khá đồng nhất, thường có màu vãng sẫm hoặc nhạt, mùi không quá thối, không thối khắm.

Biểu hiện của các loại phân không bình thường

1. Phân có chất nhầy trắng hoắc xanh

Khi phân có chất nhầy trắng hoắc xanh là dấu hiệu  trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc bị số mũi, viêm mũi họng. Nếu đường hô hấp của trẻ bình thường, cần đưa trẻ đến bác sỹ vì có thể trẻ bị rối loạn màng nhầy ở ruột.

2. Phân có mủ kèm theo mùi thối khắm

Phân có mủ kèm theo mùi thối khắm là biểu hiện trẻ bị viêm ở đường ruột hoặc một bộ phận nào đó trong cơ quan tiêu hóa. Nếu khi đại tiện, tẻ quấy khóc, đau bụng buồn nôn, đi ngoài nhiều lần và phát sốt thì có thể trẻ bị kiết lị.

Trẻ quấy khóc, đau bụng, đi ngoài nhiều lần có thể do kiết lị (Ảnh minh họa)

3. Phân có máu

Trong bất kỳ trường hợp nào khi thấy phân của trẻ có lẫn máu hoặc nghi ngờ có máu, chúng ta cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

4. Phân có màu xanh

Nếu phân có màu xanh cỏ úa, lỏng hoặc phân không thành hình, có màu vàng nhạt hoặc màu vàng sẫm kèm theo chút thức ăn chưa tiêu hóa, mùi hôi thối là do trẻ ăn quá nhiều, cơ thể không hấp thụ hết. Vì vậy, các mẹ cần giảm bớt lượng ăn cho con.

Khi phân có màu xanh sẫm, lượng ít, có dính nhầy, khi bú hoặc sau khi bú trẻ thường quấy khóc quằn quại thì đó là do trẻ bị đói, mẹ cần tăng lượng sữa thích hợp để trẻ trở lại bình thường.

5. Phân có màu xám

Phân có màu xám thường gặp ở những trẻ được nuôi bằng các loại sữa công thức. Cha mẹ nên theo dõi sự biến chuyển của phân, nếu thấy phân ngày càng xám và rắn lại, có thể hỏi ý kiến bác sỹ vì có thể loại sữa đang dùng không phù hợp với trẻ.

6. Phân màu nâu nhạt

Khi phân có màu nâu nhạt, vón cục thường do trẻ uống quá ít nước nên bị nóng trong hoặc chế độ ăn ít tinh bột và chất sơ.

Để khắc phục tình trạng trên, các mẹ cần cho con uống đủ lượng nước hàng ngày tùy theo cân nặng của trẻ và đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và rau xanh.

Bổ sung chất sơ trong thực đơn phòng chống táo bón cho trẻ (Ảnh minh họa)

7. Phân có dạng như hồ loãng màu vàng nhạt

Khi trẻ đi ngoài ngày 3-4 lần, màu phân có dạng như hồ loãng màu vàng nhạt, nguyên nhân có thể do khi ngủ trẻ bị lạnh bụng.

Để cải thiện tình trạng trên, khi đi ngủ dùng một tấm chăn mỏng đắp vào vùng bụng giúp giữ ấm bụng và kết hợp giảm thức ăn dầu mỡ cho trẻ.

Ngoài ra, có thể khắc phục bằng cách rang vàng gạo, sau đó đun lấy nước uống hoặc dùng pha sữa cho trẻ ăn một vài ngày cho đến khi phân trở lại bình thường.

8. Phân nửa thành hình, nửa như nước

Phân nửa thành hình, nửa như nước, đó là biểu hiện trẻ bị mắc bệnh cúm, lên sởi…Nếu phân lỏng như nước, ngày đại tiện trên 10 lần thì đó là do ngộ độc thức ăn. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay đề phòng hiện tượng mất nước, nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

9. Phân cứng, mặt ngoài có nhầy hoặc máu

Khi phân cứng, mặt ngoài có nhầy hoặc máu là biểu hiện của bệnh táo bón. Nếu trẻ bị táo bón nặng, có thể cho trẻ uống 60-70ml mật ong (chỉ dùng đối với trẻ ngoài 1 tuổi) hoặc 5-10 ml dầu vừng, dầu lạc  đã nấu chín có thể chữa khỏi táo bón.

10. Phân như nước vo gạo

Khi phân như nước vo gạo, có màu trắng đục, số lần đại tiện và số phân nhiều kèm theo nôn mửa, đó có thể là do bị bệnh tả. Các mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

11. Phân như bã đậu, có màu xanh lẫn chất nhầy

Khi phân như bã đậu, hoặc phân loãng, có màu xanh lẫn chất nhầy là do trẻ bị viêm nhiễm cầu trùng xâu chuỗi màu trắng ở đường ruột hoặc bị viêm ruột do nấm.

Lời kết: 

Các bà mẹ nên duy trì thói quen theo dõi phân của trẻ hàng ngày để kịp thời đoán biết tình trạng sức khỏe của trẻ.

Khi phân của trẻ có những dấu hiệu bất thường kể trên, cần theo dõi để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn, ngủ, nghỉ hợp lý giúp trẻ chóng lớn, khỏe mạnh.

Nếu thấy trẻ khóc, quấy, bỏ ăn, đi ngoài nhiều lần…. cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook