Thứ Năm, 30/04/2020 | 16:43

Khi nào cần làm xét nghiệm tầm soát ung thư vú

Ung thư vú là là bệnh lý ác tính mà các tế bào tuyến vú tăng sinh không kiểm soát tiến triển thành ung thư, khối tế bào ác tính này có thể ăn lan ra các mô xung quanh và di căn tới các cơ quan khác của cơ thể. Bệnh bệnh ung thư thường gặp có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, sắc tộc, đa phần ở phụ nữ, tuy nhiên nam giới cũng có thể bị mắc với xuất độ khoảng 1%.

Bệnh ung thư vú chiếm đến 21% trong các loại ung thư thường gặp ở phái này. Mỗi năm tại Việt Nam có hơn 11.000 trường hợp mắc mới ung thư vú, ngày nay, tỉ lệ ung thư vú có xu hướng trẻ hóa (dưới 40 tuổi), độ tuổi thường gặp nhiểu nhất là từ 45 – 55 tuổi. Nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa lành bệnh là rất cao, tỷ lệ điều trị thành công ở giai đoạn sớm là trên 80%. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn việc điều trị khó khăn, tốn kém và dễ tái phát bệnh hơn.

Khi nào thì cần xét nghiệm ung thư vú?

Khi bạn nằm trong nhóm những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú:

+ Đột biến gen di truyền BRCA1 và BRCA2 có liên quan đến việc phát triển bệnh ung thư vú

+ Giai đoạn tiếp xúc với nội tiết tố nữ kéo dài: chu kì kinh bắt đầu sớm và thời kì mãn kinh đến muộn hoặc sử dụng các loại hormone kết hợp trong thời gian dài.

+ Trong gia đình có thành viên có quan hệ huyết thống như mẹ, chị em gái, cô, dì bị ung thư vú hay buồng trứng, đặc biệt họ mắc bệnh dưới 50 tuổi.

+ Gia đình có hơn một thế hệ bị ung thư vú hay buồng trứng, vi dụ: cả bà ngoại và mẹ đều bị bệnh.

+ Tình trạng thừa cân béo phì

+ Sinh con khi lớn tuổi hoặc không có con

+ Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá

Khi có các dấu hiệu sớm dưới đây:

Đau ngực kèm theo các biến đổi bất thường như núm vú thay đổi có dịch tiết ra từ tuyến vú, trong một số trường hợp có máu đi kèm, bầu ngực thay đổi về kích thước và hình dạng, cảm giác sưng tấy và nóng đỏ.

Thay đổi hình dạng, kích thước vú, thường là kích thước vú tăng lên

Ngực bị mẩn đỏ, phát ban, sưng đau nhói

Dịch lỏng là máu hoặc dịch nhày sẫm màu chảy ra từ núm vú

Sưng hoặc có khối u ở nách, khu vực xương đòn hay lân cận bầu vú

Thay đổi kết cấu bề mặt da, da bị co rúm lại như “lúm đồng tiền” đôi khi còn sần sùi như vỏ quả cam

Núm vú “lặn” vào trong giống như rốn của bạn

Ngực đau nhói hoặc tức với cường độ liên tục và không thuyên giảm.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư vú:

+ Xét nghiệm máu

Việc sử dụng xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư vú có giá trị cho việc theo dõi tiến triển của quá trình điều trị ung thư đối với những người đã mắc ung thư, trong quá trình điều trị ung thư, hoặc cho những người khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

Xét nghiệm CA 15-3 là tên viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 15-3 (carbohydrate antigen 15-3), là một dấu ấn ung thư, đặc biệt được coi là marker ung thư vú (dấu ấn của ung thư vú).

Bình thường nồng độ CA 15-3 trong máu là < 30 U/ml.

Khoảng > 80% bệnh nhân ung thư vú có nồng độ CA 15-3 tăng cao trong máu. Vì vậy nó là xét nghiệm quan trọng nhằm bổ trợ cho chẩn đoán ung thư tuyến vú, nhất là khi còn nghi ngờ. Bên cạnh đó xét nghiệm CA 15-3 là xét nghiệm có giá trị để theo dõi điều trị, đặc biệt với các bệnh nhân ung thư vú trước khi điều trị có nồng độ CA 15-3 cao.

+ Chụp nhũ ảnh (Mamography):

chụp nhũ ảnh

Đây là một kỹ thuật X quang đặc biệt dành riêng cho tuyến vú. Chụp nhũ ảnh thường được chỉ định với những phụ nữ trên 40 tuổi và chụp định kỳ mỗi 1- 2 năm một lần. Nhũ ảnh có thể giúp phát hiện những khối u nhỏ ở vú, nó có thể thấy được những vi vôi hóa trong mô tuyến vú mà các kỹ thuật khác khó phát hiện được. Tia X dùng trong chụp nhũ ảnh hầu như không gây tác hại gì.

+ Siêu âm vú:

Siêu âm là kỹ thuật dùng sóng âm thanh có tần số cao đưa vào trong cơ thể rồi ghi nhận và phân tích sóng dội ngược về để tạo thành hình ảnh. Mục đích của phương pháp này là phát hiện những bất thường về hình thái tuyến vú. Nó giúp đánh giá bản chất của khối u sờ thấy hoặc thấy trên X quang vú, hướng dẫn can thiệp…

Ưu điểm:

Đây là một phương pháp thăm khám tuyến vú an toàn, đơn giản, rẻ tiền, nhanh chóng và không đau do vậy có thể dùng cho mọi lứa tuổi và có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, không chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt ngay cả trong thời gian mang thai và cho con bú.

Nhược điểm:

Đối với vú mỡ nhiều, siêu âm ít mang lại lợi ích và dễ sai sót, không phát hiện được tổn thương có đồng âm với mô mỡ. Ngoài ra, khiếm khuyết quan trọng khác của siêu âm là không phát hiện được vi vôi hóa một cách đáng tin cậy và lệ thuộc nhiều vào trình độ của người làm.

Tầm quan trọng của việc sàng lọc ung thư vú

Hàng năm trên thế giới có đến 14 triệu người mắc mới ung thư vú và có đến 8 triệu người tử vong vì nó. Ung thư vú phát hiện ở giai đoạn càng muộn thì khả năng chữa khỏi càng giảm. Cách duy nhất để phát hiện bệnh đó chính là thực hiện sàng lọc ung thư. Sàng lọc ung thư giúp phát hiện mầm bệnh sớm từ đó đưa ra phương án chữa trị kịp thời. Sàng lọc ung thư góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong của người mắc ung thư vú.

Vì sao nên xét nghiệm sàng lọc ung thư vú định kỳ?

Cũng giống như kiểm tra sức khỏe, sàng lọc ung thư vú cũng nên được thực hiện một cách định kỳ. Sức khỏe sẽ giảm sút theo thời gian và tuổi tác. Việc thực hiện định kỳ sẽ giúp kiểm soát sức khỏe tốt hơn, nhanh chóng phát hiện mầm bệnh, tăng khả năng chữa khỏi nếu mắc bệnh.

Cần nhịn ăn và không uống chất kích thích như rượu bia, nước ngọt ít nhất 6h trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm. Thông báo cho nhân viên y tế biết Nữ chưa lập gia đình khi khám phụ khoa, Nữ mang thai không chụp X- quang

Yhocvn.net

BÀI CHỦ ĐỀ:

+ Phát hiện 40 gen đột biến gây ung thư vú

+ Người mắc bệnh ung thư vú không nên ăn những gì?

+ Điều trị ung thư vú không nhất thiết phải hóa trị

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook