Hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị Hội chứng viêm đa hệ thống sau mắc Covid-19 ở trẻ em theo Bộ Y Tế
Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (Multisystem inflammatory syndrome in children – MIS-C) hoặc ở trẻ sơ sinh (MIS-N), bệnh xảy ra chủ yếu 2-6 tuần sau nhiễm SARS-CoV-2.
Trẻ sơ sinh cần nghĩ đến MISN khi trẻ có biểu hiện tổn thương đa cơ quan và mẹ từng được chẩn đoán hay nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Mặc dù hội chứng viêm đa hệ thống ít gặp, nhưng thường diễn tiến nặng có thể gây tử vong.
8.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
8.1.1. Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ sơ sinh
– Trẻ < 28 ngày tuổi.
– Người mẹ có bằng chứng nhiễm hay nghi nhiễm SARS-CoV-2:
+ Xét nghiệm SARS-CoV-2: Real-time RT-PCR dương tính với SARSCoV-2, test nhanh kháng nguyên dương tính, hoặc tetst kháng thể dương tính trong thời kỳ mang thai;
+ Có tiền sử tiếp xúc với người khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 trong thời kỳ mang thai.
– Trẻ có xét nghiệm IgG với SARS-CoV-2 dương tính, IgM (-).
– Lâm sàng trẻ thường có các dấu hiệu nặng cần phải nhập viện điều trị VÀ có:
+ Tổn thương ≥ 2 cơ quan: tim mạch, hô hấp, huyết học, tiêu hóa, thần kinh, da hay thay đổi thân nhiệt (sốt hoặc hạ nhiệt độ) HOẶC
+ Rối loạn dẫn truyền của tim, HOẶC giãn mạch vành, HOẶC phình mạch (không cần có tổn thương 2 hệ thống cơ quan).
– Có bằng chứng cận lâm sàng của đáp ứng viêm.
+ Có một hoặc nhiều chỉ số viêm tăng: CRP, procalcitonin, máu lắng, ferritin, LDH, IL-6, tăng bạch cầu trung tính hoặc giảm lympho và giảm albumin.
+ Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh nặng khác như: ngạt sơ sinh (pH < 7,0 và Apgar < 3 ở phút thứ 5), nhiễm trùng huyết, nhiễm vi rút khác, lupus bẩm sinh có tổn thương tim…).
8.1.2. Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ ≥ 1 tháng tuổi
8.1.2.1. Chẩn đoán xác định khi có các tiêu chuẩn sau:
Người bệnh từ 1 tháng tuổi – < 21 tuổi có biểu hiện sốt ≥ 380C, sốt cao liên tục ≥ 1 ngày VÀ có 2 trong các dấu hiệu sau:
– Ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân;
– Hạ huyết áp hoặc sốc;
– Suy giảm chức năng tim, tổn thương màng tim, viêm màng ngoài tim, bất thường mạch vành xác định qua siêu âm, tăng proBNP, Troponin;
– Rối loạn đông máu (PT, APTT, D-dimer cao); 46
– Rối loạn tiêu hóa cấp tính (tiêu chảy, đau bụng, nôn) VÀ có tăng các chỉ số viêm (CRP ≥ 5 mg/L, máu lắng, procalcitonin) VÀ không do các căn nguyên nhiễm trùng khác VÀ có bằng chứng của nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hoặc tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 trong vòng 2-6 tuần (xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng thể kháng SARS-CoV-2 dương tính).
8.1.2.2. Nghĩ đến hội chứng viêm đa hệ thống khi có ≥ 1 dấu hiệu:
– Trẻ sốt cao liên tục > 5 ngày
– Triệu chứng rối loạn tiêu hóa nặng: đau bụng nhiều, tiêu chảy
– CRP hoặc Procalcitonin tăng cao
– Rối loạn đông máu: PT, APTT, D-dimer cao
– Sốc
– Ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân VÀ không tìm thấy nguyên nhân nhiễm trùng nào giải thích được. Hội chẩn để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.
8.2. Chẩn đoán phân biệt
– Bệnh Kawasaki
– Sốt phát ban (sởi, Rubella)
– Sốt xuất huyết dengue
– Nhiễm trùng huyết (tụ cầu, liên cầu, mycoplasma…)
– Hội chứng sốc độc tố
– Viêm ruột thừa
– Bệnh tay chân miệng
– Hội chứng Stevens Johnson
– Hội chứng HLH
8.3. Thể lâm sàng
– Hội chứng viêm đa hệ thống kèm sốc hoặc suy đa cơ quan
– Hội chứng viêm đa hệ thống giống bệnh Kawasaki
– Hội chứng viêm đa hệ thống đơn thuần
8.4. Điều trị
8.4.1. Hội chứng viêm đa hệ thống kèm sốc hoặc suy đa cơ quan
– Immunoglobulin (IVIG) liều 2g/kg (tối đa không quá 100g) có thể dùng 1 lần hoặc chia 2 lần, truyền tĩnh mạch với tốc độ khởi đầu là 0,01- 0,02 mL/kg/phút trong 30 phút đầu tiên. Nếu dung nạp tốt, có thể tăng dần cho tốc độ truyền đến khi đạt liều tối đa 0,1 mL/kg/phút (có thể chậm hơn nếu người bệnh suy tim nặng) VÀ phối hợp với:
– Methylprednisolon liều khởi đầu 10 mg/kg/ngày (tối đa 1000 mg) (tiêm TM 1 lần hoặc chia 2 lần) x 1-3 ngày, nếu không đỡ tăng liều 30 mg/kg/ngày (tối 47 đa 1000mg) theo dõi tiếp sau 48-72h nếu đáp ứng giảm liều còn 2mg/kg/ngày (tối đa 60mg) chia làm 2 lần x 5 ngày sau đó giảm liều dần trong 4-6 tuần.
– Theo dõi nếu sau 48 – 72 giờ truyền IVIG và methylprednisolon nếu lâm sàng không cải thiện → hội chẩn chuyên khoa để dùng:
+ IVIG liều 2 + Hoặc dùng thuốc sinh học:
• Anakina liều khởi đầu 4-6 mg/kg/ngày chia 2 lần mỗi 12 giờ, tiêm dưới da nếu không đáp ứng tăng thêm 2 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg/ngày) hoặc
• Tocilizumab: Cân nặng < 30kg: 12mg/kg pha với 50 -100ml natriclorua 0,9% tiêm tĩnh mạch trong 60 phút. Cân nặng ≥ 30 kg: 8mg/kg tiêm tĩnh mạch trong 60 phút (tối đa 800mg).
– Thuốc chống đông heparin TLPT thấp liều dự phòng nếu bệnh nhân có huyết khối hoặc giãn động mạch vành lớn: đường kính ĐM vành ≥ 8 mm hoặc Zscore ≥ 10 hoặc LVEF < 35% (Xem Mục 6.8. Điều trị chống đông)
– Aspirin liều 3-5 mg/kg/ngày, ngừng nếu tiểu cầu < 80 G/L.
– Kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm như sốc nhiễm trùng, xem xét xuống thang nếu lâm sàng và xét nghiệm cải thiện rõ hoặc cắt kháng sinh nếu loại trừ nguyên nhân nhiễm khuẩn.
8.4.2. Hội chứng viêm đa hệ thống giống bệnh Kawasaki
– Immunoglobulin (IVIG) liều 1- 2 g/kg, truyền tĩnh mạch 1 lần hoặc chia 2 lần theo tốc độ mục 4.1) VÀ phối hợp với
– Prednisolon 2 mg/kg/ngày hoặc methylprednisolon 2mg/kg/ng (tối đa 60 mg) theo dõi sau 24-48h nếu dấu hiệu lâm sàng cận lâm sàng không cải thiện hoặc nếu trẻ có giãn mạch vành hoặc giả phình mạch vành.
– Aspirin liều 3-5 mg/kg/ngày (tối đa 100 mg) uống.
– Thuốc chống đông (Xem Mục 6.8. Điều trị chống đông).
– Theo dõi sau 48 – 72 giờ truyền IVIG nếu lâm sàng không cải thiện: trẻ không hết sốt, các chỉ viêm không thay đổi nhiều hoặc nặng hơn thì:
+ Dùng lại IVIG liều 2
+ Hoặc hội chẩn chuyên khoa dùng thuốc sinh học (như thể có sốc)
– Kháng sinh: không sử dụng trừ khi có kèm bằng chứng của nhiễm khuẩn
8.4.3. Hội chứng viêm đa hệ thống đơn thuần
– Methylprednisolon 2 mg/kg/ngày (tiêm TM).
– Theo dõi sau 48
– 72 giờ nếu lâm sàng không cải thiện: trẻ không hết sốt, các chỉ số viêm không thay đổi nhiều hoặc nặng hơn, điều trị như thể giống Kawasaki.
– Chống đông: không sử dụng, từ khi có chỉ định (Xem Mục 6.8. Điều trị chống đông). 48
– Kháng sinh: không sử dụng trừ khi có kèm dấu hiệu của nhiễm khuẩn.
8.4.4. Chú ý về việc sử dụng methylprednisolon
* Trong trường hợp không có điều kiện sử dụng IVIG: thì có thể sử dụng methylprednisolon liều cao từ đầu cụ thể như sau:
– Thể có sốc hoặc thể suy đa cơ quan: dùng liều 10-30mg/kg/ngày tiêm TM (tối đa liều 1000mg) có thể dùng 1 lần hoặc chia 2 lần x 3 ngày sau đó giảm liều dần.
– Ở thể có sốc hoặc kèm suy đa cơ quan, thể giống Kawasaki thể viêm đa hệ thống đơn thuần nếu có phản ứng viêm mạnh với 2 trong các dấu hiệu sau: máu lắng > 50, CRP > 100mg/L, PCT > 10 mcg/L, LDH > 1000 đv/L, Ferritin > 600mcg/L, d-dimer > 1500mcg/L, Fibrinogen > 4,5g/L, Triglycerid > 260mg/dl hoặc > 3mmol/L). Liều dùng: 10mg/kg/ngày x 3- 5 ngày, sau đó giảm liều dần. * Cách giảm liều: khi tình trạng lâm sàng cải thiện, xét nghiệm phản ứng viêm giảm, giảm dần liều corticoid mỗi 5-7 ngày (2 mg/kg/ngày trong 5-7 ngày đầu, 1 mg/kg/ngày trong 5-7 ngày tiếp theo, 0,5 mg/kg/ngày trong 5-7 ngày cuối rồi ngừng thuốc, khoảng 2-3 tuần). Nếu dùng liều cao 10-30mg/kg/ngày x 3-5 ngày, giảm xuống liều 1-2mg/kg/ngày theo cách trên.
* Thời gian sử dụng corticoid: khoảng 3-4 tuần.
8.5. Điều trị hỗ trợ
– Hỗ trợ hô hấp tùy theo mức độ xem Mục 6.4.1, 6.5.1, 6.6.1.
– Điều trị sốc xem Mục 6.6.3.
– Điều trị rối loạn nước điện giải nếu có.
– Điều chỉnh đường máu xem Mục 6.9.
– Lọc máu liên tục xem Mục 6.6.5.
– Đảm bảo dinh dưỡng xem Mục IX. 8.6.
Theo dõi, ra viện và tái khám
– Lâm sàng: M, HA, CRT, SpO2, nước tiểu, tinh thần dấu hiệu quá tải dịch, CVP, dịch xuất nhập hàng giờ trong 6 giờ đầu, khi ổn định 3-4 giờ/lần, 6-8 giờ/lần
– Xét nghiệm: CTM, Albumine máu, Lactate máu, khí máu, đường huyết, điện giải đồ, chức năng gan thận, chức năng đông máu, chỉ số viêm (máu lắng, CRP, procalcitonine, Ferritin…) mỗi 1-3 ngày tùy mức độ. Siêu âm tim đánh giá chức năng tim, mạch vành.
– Ra viện khi lâm sàng và xét nghiệm ổn định. – Tái khám lại tại chuyên khoa tim mạch mỗi 2 tuần, đánh giá đáp ứng điều trị trên lâm sàng, cận lâm sàng (xét nghiệm máu, siêu âm tim) trong 1 tháng đầu, sau đó mỗi tháng trong 6-12 tháng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C) và COVID-19: Triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố rủi ro
MIS-C và COVID-19: Hội chứng viêm không phổ biến nhưng nghiêm trọng ở trẻ em, thanh thiếu niên
Di chứng nguy hiểm hậu Covid-19 MIS-C ở trẻ em
Yhocvn.net/Theo Bộ Y tế
Chưa có bình luận.