Thứ Tư, 27/12/2023 | 10:25

Hội chứng loạn khuẩn ruột non có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, táo bón …

Có vi khuẩn trong ruột là một điều tốt, miễn là vi khuẩn đó ở đúng chỗ. Nhưng những người mắc hội chứng loạn khuẩn ruột non(SIBO) có vi khuẩn sống trong ruột già bị mắc lại ở ruột non.

Eamonn Quigley, bác sỹ ykhoa, trưởng khoa gan và tiêu hóa, giáo sư y khoa tại Bệnh viện Houston Methodist cho biết: “Việc có vi khuẩn trong ruột non là điều bình thường, nhưng trong SIBO có hai điều xảy ra: ruột có nhiều vi khuẩn hơn và có vi khuẩn thường được tìm thấy trong ruột già. Ruột non bắt đầu hoạt động rất giống ruột già”.

SIBO và IBS tương tự nhưng khác nhau

SIBO có các triệu chứng giống như hội chứng ruột kích thích (IBS) như đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón và chướng bụng, thường không nôn mửa. Ali Rezaie, bác sỹ y khoa, giám đốc Chương trình GI Motility Program, trung tâm y tế Cedars Sinai, Los Angeles cho biết: các triệu chứng chính xác phụ thuộc vào loại vi khuẩn đang hoành hành trong ruột non.

Tuy nhiên, IBS và SIBO không giống nhau. Tiến sĩ Rezaie cho biết: “Không phải mọi bệnh nhân IBS đều mắc SIBO và không phải mọi bệnh nhân SIBO đều mắc IBS, nhưng có sự trùng lặp lớn”. Đây là những điều cần biết về SIBO và cách nhận biết liệu nó có gây ra vấn đề về đường tiêu hóa hay không.

SIBO là gì và nguyên nhân gây ra

SIBO thường do vấn đề vận chuyển ở ruột non gây ra. Tiến sĩ Rezaie cho biết: “Cứ hai giờ một lần, ruột non lại bắt đầu có một “Làn sóng quét qua” và thải ra mọi thứ, bao gồm lượng vi khuẩn quá mức, thức ăn còn sót lại, enzym tiêu hóa và dịch tiết ruột”.

Nhưng nếu có thứ gì đó cản trở “Làn sóng”, ruột non không thể tống khứ vi khuẩn ra ngoài.

Điều này có thể xảy ra khi bệnh xơ cứng bì tự miễn làm tổn thương cơ ruột non. Tiến sĩ Quigley cho biết: “Ruột non trở nên giống như một ao ứ đọng, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và sinh sản”. Tổn thương thần kinh ở ruột như do bệnh tiểu đường, cũng có thể dẫn đến SIBO.

Một tình trạng hiếm gặp là viêm túi thừa ruột non không nên nhầm lẫn với viêm túi thừa phổ biến hơn ở đại tràng, cũng có thể gây ra SIBO, cũng như một số ca phẫu thuật hoặc lỗ rò giữa đại tràng và ruột non.

Bất kỳ tắc nghẽn ruột nào cũng có thể gây ra hội chứng loạn khuẩn ruột non, nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài đủ lâu có thể thành bệnh Crohn’s. SIBO cũng có thể là kết quả của tình trạng làm giảm axit dạ dày tự nhiên, chất có tác dụng diệt vi khuẩn. SIBO cũng phổ biến hơn khi chúng ta già đi.

Việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau hoặc uống quá nhiều rượu có thể đóng một vai trò trong SIBO. Tiến sĩ Quigley cho biết: SIBO phổ biến hơn ở những người nghiện rượu. Tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy chế độ ăn uống hoặc uống một lượng rượu bình thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiến sĩ Rezaie cho biết: “Bệnh nhân thậm chí có thể bị SIBO sau một đợt ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm không nên kéo dài quá hai tuần. Sau đó, các vấn đề về GI kéo dài có thể liên quan đến SIBO.”

Triệu chứng SIBO

Tiến sĩ Rezaie cho biết: ngoài đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và xì hơi, SIBO còn có thể gây ra các triệu chứng không liên quan đến đường tiêu hóa như sương mù não và mệt mỏi.

SIBO nặng cũng có thể gây suy dinh dưỡng. Tiến sĩ Quigley cho biết: “Vi khuẩn có thể tiêu thụ một số chất dinh dưỡng mà cơ thể cần nhận được, vì vậy bệnh nhân bị thiếu chất. Một trong những ví dụ điển hình là tình trạng thiếu vitamin B12, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về thần kinh.”

Nếu bệnh nhân bị hội chứng loạn khuẩn ruột non thì cũng có thể bị thiếu chất sắt, thiamine, niacin và các vitamin tan trong chất béo như A và K.

Điều trị SIBO

Bác sỹ chẩn đoán SIBO bằng test hơi thở Hydro. Xét nghiệm đo lượng khí hydro hoặc khí metan đi vào hơi thở. Cả hai khí này đều là sản phẩm phụ của vi khuẩn phân hủy đường trong ruột. Không có xét nghiệm máu hoặc phân cho SIBO.

Nếu kết quả kiểm tra hơi thở cho thấy SIBO, trước tiên các bác sĩ thường xem xét giải quyết mọi vấn đề cơ bản gây ra hội chứng.

Việc loại bỏ sự phát triển quá mức vi khuẩn đường ruột thường cần đến thuốc kháng sinh và bệnh tái phát thường xuyên nên bệnh nhân có thể cần dùng thuốc lặp lại.

Bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào do SIBO gây ra cũng cần được điều trị, thường là bằng các chất bổ sung.

Tiến sĩ Rezaie cho biết: hai đến ba tuần áp dụng chế độ ăn lỏng có thể “thiết lập lại” vi khuẩn trong ruột non và chế độ ăn ít thực phẩm lên men có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trở lại. Điều đó có nghĩa là cắt giảm chất xơ và carbs (bao gồm cả đường) và tăng cường protein. Tuy nhiên, Tiến sĩ Rezaie nói thêm: “Đó không hẳn là một chế độ ăn tốt cho tim mạch. Chúng tôi cần các chiến lược cắt giảm khác, có thể vần dùng các loại thuốc để giúp giữ cho “Làn sóng” ổn định.

Tiến sĩ Rezaie nói: men vi sinh có thể sẽ làm cho SIBO trở nên tồi tệ hơn. “SIBO không phải là về vi khuẩn có lợi hay có hại. Đúng hơn, đó là về vi khuẩn thường có trong ruột già và sống ở ruột non. Bổ sung thêm một loạt vi khuẩn từ men vi sinh sẽ không giúp được gì cả.”

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Xét nghiệm hơi thở và hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng loạn khuẩn ruột non những điều chưa biết

Test hơi thở Hydrogen chẩn đoán vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non (SIBO)

Top các loại thực phẩm khó tiêu gây đầy bụng

Xét nghiệm hơi thở hydro chẩn đoán vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non (SIBO), hội chứng ruột kích thích (IBS)

Yhocvn.net (Lược dịch theo Health)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook