Thứ Sáu, 10/08/2018 | 08:49

Trước khi quyết định điều trị, điều chủ yếu là xác định nguyên nhân đau. Trước hết cần nghiên cứu tính chất đau, mức độ tiến triển, đánh giá tình trạng thể chất và tâm lý của bệnh nhân. Khai thác bệnh sử chi tiết rất cần thiết để biết vị trí và sự phân bố của đau tính chất đau, mức độ nặng nhẹ của đau, đau liên tục hay đau cách quãng, những yếu tổ nào làm tăng hay làm dịu những cơn đau. Cũng cần biết thêm bệnh nhân có bị giảm vận động hoặc cảm giác không, hoạt động ra sao và có những rối loạn tạng phủ nào.

Cần khám kỹ lưỡng thể trạng của bệnh nhân, vùng đau đớn và các phần của hệ thần kinh chi phối. Đặc biệt thầy thuốc cần phải biết phân biệt đau là thực sự ở tại chỗ hay đau là ở nơi khác lan đến (ví dụ, trong trường hợp tổn thương phủ tạng), đau ở thần kinh ngoại vi hay đau do tổn thương đám rối hoặc tủy; đau do tự thân thần kinh hay đau bởi do lạc đường vào (desafférentiation) ; đau liên tục hay đau từng lúc. Trong những ung thư muộn, đau thường phát ra trong lúc hoạt động. Cái đau lúc đó lại khổ làm giảm nhẹ hơn là cái đau dai dẳng. Nếu đau là do gẫy xương bệnh lý hoặc là do một chứng bệnh cấp tính khác thi cần phải cho điều trị đặc hiệu. Điều trị chống ung thư bằng tia xạ, hóa chất và phẫu thuật là những biện pháp phải sử dụng đầu tiên, trong trường hợp làm như vậy là đúng đắn và có thể được.

Theo nguyên nhân đau có thể chia ra các loại như sau:

+ Đau gây nên bởi chính ung thư là loại hay gặp nhiều nhất

+ Đau gây nên bởi điều trị đau do sẹo mạn tính, đau sau mổ, đau do viêm răng lợi sau điều trị hóa chất;

+ Đau gây nên bởi tình trạng suy yếu (ví dụ: táo bón, loét do nằm lâu)

+ Đau khổng liên quan tới ung thư (ví dụ: đau cân, thoái khớp).

Rất nhiều bệnh nhân đã bị đau do ung thư muộn lại còn đồng thời bị một trong các hội chứng ung thư làm đau thêm vào. Đôi khi lại có nhiều cái đau đi liền theo với ung thư như đau do hậu quả ung thư gây nên lại phối hợp với đau do hậu quả của điều trị gây nên.

Đau gây nên bởi ung thư có thế có nguồn gốc sau:

+ Đau từ xương; (2)

+ Đau do chèn ép thần kinh;

+ Đau lan rộng ra tổ chức phần mềm;

+ Đau do tổn thương phủ tạng;

+ Đau do tăng áp lực nội sọ;

+ Đau do rút cơ (thứ phát sau đau xương)

Điều quan trọng là phải đánh giá kỹ lưỡng cái đau của bệnh nhân vì vịệc điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân sinh ra đau: bảng 1 chỉ ra có thể có các dạng đau như thế nào khi ung thư tác động đến các tổ chức, cấu trúc khác nhau, đồng thời cũng trình bày những chi tiết vẽ các triệu chứng khác có thể cũng kèm theo.

Chiến lược điều trị đau

Bệnh nhân ung thư thường có nhiều nỗi sợ hãi và lo âu. Một số người rất bi quan. Những bệnh nhân quá lo âu hoặc bi quan cần cho thuốc chữa tinh thần bổ sung thêm cho các thuốc giảm đau. Nếu không biết điều này sẽ không chữa được đau. Cách tốt nhất để điều trị một số trường hợp đau do ung thư là phối hợp các biện pháp dùng thuốc với các biện pháp không dùng thuốc. Ví dụ, tia xạ có thể được sử dụng cho các cơn đau do di căn xương, hoặc đau do chèn ép gây nên bởi một ung thư còn khu trú.

Hơn nữa không phải cái đau nào cũng đáp ứng với các thuốc giảm đau một cách giống như nhau. Những cái đau gây ra do tổn thương thần kinh hoặc tủy sống thường ở nông và đau kiểu như bỏng (rối loạn cảm giác). Người ta gọi nó là đau do lạc đường vào và nhìn chung nó không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Điều quan trọng là cần nhận biết dạng đau này vì nó thường bớt đi khi dùng các thuốc chống trầm uất. Đau do lạc đường vào có thể phối hợp với cái đau như châm chích, hoặcđau nhối. Loại này đáp ứng với các thuốc chống co thắt dấu hiệu thần kinh có thể cũng đi kèm theo với có hoặc không có những vùng tê bì (giảm cảm giác) ở trong vùng đau.

Những bệnh nhân đau do lạc đường vào nhìn chung biểu hiện ra bằng một hội chứng hỗn hợp và khi ta thấy có nhiều dạng đau tồn tại, thì có thể là cần thiết phải dùng các thuốc chống trầm uất cũng như các thuống chống co thắt phổi hợp với các thuốc giảm đau.

Đánh giá các mức độ đau trên bệnh nhân ung thư

Bài liên quan: Xử trí những cơn đau đột biến trong ung thư và cách đánh giá mức độ đau

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook