Bệnh viện huyện cách nhà con trai ông Triệu 30 km, đường đi nhỏ hẹp gồ ghề. Anh Phúc con trai ông Triệu hàng ngày phải đưa ông đi đi lại lại lên viện bằng xe đạp điện. Bệnh tình ông ngày càng nặng, có khi khó qua khỏi năm nay.
Mấy năm gần đây, ông Triệu phải chống chọi với bệnh tật, chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần. Từ 75 kg nay ông chỉ còn 45 kg, ông mệt mỏi yếu đuối ngồi sau chiếc xe đạp điện, con trai ông phải buộc ông lại vào lưng để ông không bị ngã.
Ông Triệu có một cô con gái cả tên là Linh, cô mở một của hàng bán đồ ăn nhanh trên phố huyện. Mỗi năm cô chỉ về nhà một lần, thỉnh thoảng cũng đón ông lên ở cùng vài ngày. Nhưng lần nào lên cũng cãi nhau với con rể nên lúc đi thì ông vui vẻ háo hức mà lúc về thì buồn rầu đau đầu. Nhiều lần như vậy nên sau này dù con gái có năn nỉ thế nào ông cũng không lên nhà con gái chơi nữa.
Ba năm trước, ông Triệu đột nhiên bị mắc bệnh nặng, không thể tự chăm sóc bản thân được nữa. Con trai ông gọi điện nói với con gái, nói cô hãy về thăm cha và tính chuyện chữa trị cho ông như thế nào. Linh nói công việc bận nên mãi không về qua nhà được. Phúc không còn cách nào khác, nên đến đón cha về nhà mình để tiện chăm sóc. Thế là mấy năm qua, hình ảnh Phúc kèm cha lên bệnh viện chữa bệnh đã quá quen thuộc với người trong thôn.
“Phúc, con đã gọi cho chị Linh chưa?”, ông Triệu nằm trên giường, gắng sức gặng từng câu.
“Bố, con đã gọi mấy lần rồi, nhưng chị ấy nói cửa hàng đang rất bận, thu xếp được thời gian chị ấy sẽ lập tức về thăm bố thôi ạ”.
“Phúc à, bố sắp không chịu được nữa rồi, mấy năm nay thật khổ cho con, việc trong nhà đều do mình con quán xuyến, đến cả chăm sóc bố cũng chỉ có mình con, bố thật lòng xin lỗi con”.
“Bố, đừng nói vậy, chăm sóc bố là việc của con, con là con trai của bố cơ mà“.
Đã hai tuần trôi qua, nhưng con gái ông vẫn chưa về thăm, bệnh tình của ông ngày một nguy kịch.
“Bố, con đưa bố đi bệnh viện nhé!”, Phúc ngồi bên cạnh ông nắm chặt bàn tay khô gày của ông, lo lắng nói.
Ông Triệu khó nhọc thở từng hơi, ông thều thào nói: “Phúc, bên nhà bố mẹ, bố có treo một bức tranh chân dung của bố, đó là bức tranh mấy năm trước khi con đưa bố lên thành phố và nhờ người ta vẽ cho. Nếu chị con về đây, con nhớ đưa bức tranh đó cho chị ấy”. Ông ho lên sặc sụa, Phúc vội vàng xoa ngực cho ông, rất lâu sau ông mới hết ho và tiếp tục nói: “Nếu chị con không lấy thì con đem về để lưu kỷ niệm”.
“Bố, bố đừng nói nữa ạ, con đưa bố đến viện”. Lúc này mắt Phúc đỏ hoe, cố gắng để không khóc thành tiếng.
“Bố không đi viện nữa, mấy năm nay đi viện tốn rất nhiều tiền bạc của con, không nên lãng phí nữa con à!”. Ông lôi tay con trai lại, định nói gì đó nhưng lại ngưng lại, cuối cùng còn điều gì đó chưa nói được mà hai mắt đã nhắm lại, tay ông cũng rơi thõng xuống tuột khỏi tay anh.
“Bố, bố?“, Phúc lao vào ôm lấy thân thể ông, gào khóc thống thiết đến xé lòng.
“Chị Linh, sao giờ này chị mới về?”, Phúc nước mắt rớm rớm quay sang trách chị gái.
“Dạo này công việc nhà chị bận quá, em nói bố không thể qua được lâu nữa, đúng là…”. Linh đang định than vãn gì đó, nhưng nhìn thấy ông Triêu đã nằm im bất động, nên cô nghẹn cứng cổ không nói được gì. “Trước lúc đi bố có dặn em đưa bức tranh này cho chị”, Phúc rất buồn vì có chị gái vô tình như vậy.
“Thôi chị không lấy đâu, chị biết treo ở đâu bây giờ, em lấy thì lấy đi, không thì chị bỏ đi vậy“. Linh toan định vứt đi thì Phúc ngăn lại. “Chị không lấy thì em lấy, đây là di vật của bố!” Lúc này giọng Phúc lạc đi, dường như cậu đang mất bình tĩnh.
Sau khi lo tang sự cho cha xong, Phúc mang bức chân dung của cha về nhà. Về đến nơi, định lấy giẻ lau chùi cho sạch sẽ rồi treo lên thì phát hiện phía sau bức tranh có gì đó cộm cộm. Anh giở ra xem, bên trong là một bức thư và một cuốn sổ tiết kiệm.
Trong bức thứ ông Triệu viết: “Bố không biết trong hai con ai sẽ là người đọc bức thư này, bố cũng không thể ở lại cùng các con được nữa. Bố mẹ lo cho Linh nhất, vì từ nhỏ đã ốm yếu thiệt thòi hơn các bạn. Nhưng mà, hôm nay ai đọc thư thì cuốn sổ tiết kiệm này sẽ thuộc về người đó. Trong sổ là số tiền 300 triệu, là số tiền tiết kiệm mà bố mẹ đi làm thuê bên ngoài tích cóp được. Bố hy vọng con nhận được số tiền này, cuộc sống của con sẽ đỡ vất vả hơn. Cuối cùng, nếu Phúc đọc lá thư này, thì cho bố nói lời xin lỗi vì sự thiên vị của bố mẹ, mong con tha thứ…”
Phúc giữ chặt bức thư, khóc rưng rức ngước mặt lên trời nói: “Sao con có thể trách bố được, con cũng làm bố rồi nên con hiểu, ai làm cha làm mẹ cũng sẽ thương con gái hơn, đó là điều đương nhiên thôi mà”.
Video hay: Bộ phim cảm động ‘Mầm lộc an lành’ khiến người xem đều rưng rưng! ?
Thiếu Kỳ
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.