Thứ Tư, 07/11/2018 | 09:25

Cấu tạo tim và những điều thú vị về một bộ phận không ngừng nghỉ

Cấu tạo ngoài tim

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật. Bề ngoài tim trông giống như quả đào, kích thuốc gần bằng nắm tay. Quả tim là một khối cơ, do rất nhiều sợi cơ hợp thành, mỗi sợi cơ là một tế bào, đầu dưới hơi nhọn và hướng về bên trái, gọi là mỏm tim hay đỉnh tim. Trên bề mặt quả tim có nhiều mạch máu chạy ngoằn ngoèo, là những động mạch vành và tĩnh mạch vành. Những động mạch vành này tuy nhỏ bé nhưng có nhiệm vụ rất quan trọng là đem ôxy đến cho cơ tim. Nếu chúng bị tắc thì một vùng cơ tim sẽ bị hoại tử, gây ra bệnh nhồi máu cơ tim.

Cấu tạo tim và những điều thú vị
Cấu tạo tim và những điều thú vị

Quả tim nhìn từ phía trước 1 động mạch chủ; 2 động mạch phổi; 3 tĩnh mạch chủ trên; 4 tĩnh mạch phổi; 5 tiểu nhĩ phải; 6 tiểu nhĩ trái; 7 rãnh liên thất trước; 8 tâm thất phải; 9 tâm thất trái; 10 mỏm tim; 11 tâm nhĩ phải; 12 các động mạch lên tay và đầu

Mặt sau quả tim cũng có những mạch vành như vậy:

Quan sát thật kỹ bề ngoài quả tim, có thể thấy có hai đưòng lõm như hai rãnh, một ở mặt trước và một ở mặt sau, ở đó tập trung nhiều mạch vành hơn. Đó là các rãnh liên thất trước và sau, ở giữa hai tâm thất trái và phải, ở phía trên khối cơ vừa tả là một vùng gọi là đáy tim hay nền tim. Hai bên cạnh đáy tim có hai bộ phận nhô ra như hai cái tai, đó là hai tiểu nhĩ.

Quả tim nhìn từ phía sau

1 động mạch chủ; 2 động mạch phổi; 3 tĩnh mạch chủ trên; 4 tâm nhĩ tái; 5 tĩnh mạch phổi phải; 6 tâm nhĩ phải; 7 tĩnh mạch chù dưới; 8 tâm thất trái; 9 tâm thất phải; 10 rãnh liên thất sau; 11 mỏm tim; 12 tâm thất trái; 13 tĩnh mạch phổi trái; 14 các động mạch lên tay và đầu

Phần trên cùng của quả tim là gốc các mạch máu lớn, có thể gọi là cuống tim. Hai động mạch lớn nằm cạnh nhau, động mạch chủ đi vòng ra sau, đưa máu đỏ (máu chứa nhiều ôxy) đi nuôi cơ thể, và động mạch phổi nằm phía trước đưa máu đen (máu nghèo ôxy) lên phổi để lấy ôxy về. Còn các tĩnh mạch lớn gồm hai tĩnh mạch chủ trên và dưới đưa máu đen về tim, và bốn tĩnh mạnh phổi, hai bên phải và hai bên trái đưa máu đỏ từ phổi về tim. Vì các mạch máu lớn giữ cho đáy tim ở vị trí cố định, và mỏm tim thì di động tương đối tự do, nên được gọi là cuống tim.

Cấu tạo trong của tim

Cắt ngang qụả tim theo đường AB

Quan sát ở diện cắt ngang, thì thấy quả tim không phải là một khối cơ đặc, mà lại rỗng, có hai buồng ở trong gọi là tâm thất trái và tâm thất phải. Hai tâm thất đều chứa đầy máu, nhưng có khác nhau đôi chút.

Tâm thất phải nằm  ở bên phải, nhưng chiếm phần lớn  ở mặt trước quả tim, còn tâm thất trái chiếm mặt sau tim nhiều hơn. Máu ở hai tâm thất cũng khác nhau. Tâm thất phải chứa đầy máu đen, nghèo ôxy vì mới đi nuôi cơ thể trở về và sắp được đưa lên phổi để nhận ôxy mới, còn tâm thất trái lại chứa đầy máu đỏ, vì mới được ôxy hoá ở phổi xong, chuẩn bị được bơm đi nuôi toàn bộ cơ thể. Chính vì nhiệm vụ khác nhau mà hai tâm thất cũng có bề dày khác nhau, tâm thất trái luôn phải bơm máu đến toàn bộ cơ thể, nên có thành dày, ở người lớn trung bình lúc tim nghỉ là 6 – 10mm, lúc tim co bóp lên tới 8 – 15mm; còn tâm thất phải chỉ bơm máu đến hai phổi ngay bên cạnh nên thành mỏng hơn nhiều, chỉ độ 3 – 5mm.

Vách ngăn giữa hai tâm thất cũng dày bằng thành tâm thất trái.

Quan sát quả tim ở diện cắt dọc, từ mỏm tim đến đáy, thì ngoài tâm thất phải và trái, tim còn hai buồng nữa có thành mỏng hơn nhiều, chỉ độ 2 – 3mm. Một là tâm nhĩ phải, nhận máu đen từ các nơi xa về, qua hai tĩnh mạch chủ trên và dưới, để đẩy xuông tâm thất phải. Hai là tâm nhĩ trái, nhận máu đỏ mới được ôxy hoá ở phổi, qua bốn tĩnh mạch phổi về tim.

Máu đỏ này sẽ đi qua van hai lá xuống tâm thất trái để được bơm đi khắp cơ thể.

Mặt trong tâm thất không nhẵn, mà rất gồ ghề, vì các bó cơ, cột cơ lồi lên, còn các tâm nhĩ ít cơ, nên mặt trong nhẵn hơn. Tuy nhiên, dù mặt trong của cả bốn buồng tim nhẵn hay gồ ghề thì cũng đều được phủ bằng một lớp tế bào rất mỏng, gọi là màng trong tim (hay nội tâm mạc).

Quả tim được cắt theo chiểu dọc 1 tĩnh mạch trên; 2 động mạch phổi; 3 tâm nhĩ phải; 4 van động mạch phổi; 5 van 3 lá; 6 tâm thất phải; 7 cơ tim; 8 động mạch chủ; 9 tĩnh mạch phổi; 10 tâm nhĩ trái; 11 van động mạch chủ; 12 van 2 lá; 13 têm thất trái

Ở hai lỗ thông giữa tâm nhĩ ở trên với tâm thất cùng bên ở dưới, màng trong tim gấp lại thành những lá van gọi là -van nhĩ thất. Nhờ có những van này mà máu chỉ đi được một chiều, từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Van bên phải giữa tâm nhĩ và tâm thất phải có ba lá (gọi là van ba lá), còn van bên trái chỉ có hai lá (gọi là van hai lá). Van hai lá rất hay bị bệnh, có khi hở van, nhưng phổ biến là hẹp van.

ở giữa hai động mạch lớn, nội tâm mạc cũng được xếp thành van, gọi là van động mạch, còn có tên là van tổ chim, vì khi cắt dọc động mạch ra thì trông giống như 3 tổ chim xếp cạnh nhau. Cũng như các van nhĩ thất, các van động mạch chỉ cho máu đi theo một chiều nhất định. Van động mạch chủ, còn gọi là van chủ, chỉ cho máu đi từ tâm thất trái vào động mạch chủ, còn van động mạch phổi cũng chỉ cho máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi.

Khi tâm thất dãn ra, van giữa động mạch chủ và tâm thất đóng lại, ngăn máu ở động mạch chủ, động mạch phổi chảy ngược về tâm thất. Lúc đó, tâm nhĩ co lại, van hai lá, van ba lá mở ra, như vậy máu trong tâm nhĩ sẽ dễ dàng lưu thông vào tâm thất.

Khi tâm thất co lại, máu trong tâm thất trái, phải đẩy van động mạch chủ và van động mạch phổi mở ra và chảy vào động mạch chủ và động mạch phổi. Lúc đó van hai lá và van ba lá đóng lại.

Vị trí của 4 van tim khi đã cắt bỏ tâm nhĩ, nhìn từ trên xuống 1 mép sau van hai lá; 2 tâm thất trái; 3 vòng van hai lá; 4 van hai lá; 5 mép trước van hai lá; 6 van chủ; 7 van phổi; 8 tâm thất phải; 9 vòng van 3 lá; 10 van ba lá

Van tim tự động đóng mở đảm bảo máu lưu thông đúng, không bị chảy ngược lại.

Các van ở bên trái của quả tim như van hai lá, van động mạch chủ thường hay bị bệnh hơn những van ở bên phải, là van ba lá và van phổi.

Cơ chế hoạt động

Đặt tay lên ngực ta thấy tim đập đều đặn, mỗi phút khoảng 60 – 90 nhịp ở người lớn, tim trẻ em đập nhanh hơn nhiều, càng ít tuổi đập càng nhanh.

Tim hoạt động có tính chu kỳ, cứ bóp vào (gọi là tâm thu), rồi lại dãn ra (tâm trương), đều đặn trong suốt cuộc đời, từ ngày thứ 32 sau khi thụ thai, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.

Ở một người lớn khoẻ mạnh, tim đập 75 nhịp trong một phút, như vậy mỗi chu chuyển dài (60 giầy: 75) 0,8 giây. Thời gian ngắn ngủi 0,8 giây đó, tim hoạt động qua 3 pha.

Pha là pha tâm nhĩ thu, gọi tắt là nhĩ thu. Bắt đầu chu chuyển, hai tâm nhĩ cùng co bóp trong 0,1 giây. Tuy thành tâm nhĩ rất mỏng, ít sợi cơ, nhưng cũng gây được một áp lực khoảng 8 – l0mmHg, đủ để đẩy máu từ hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất, qua hai van nhĩ thất trái và nhĩ thất phải đang mở.

Máu đỏ từ tâm nhĩ trái, qua van hai lá xuống tâm thất trái, và máu đen từ tâm nhĩ phải qua van ba lá xuống tâm thất phải. Thật ra quá nửa máu trong tâm nhĩ đã chảy dần xuống tâm thất trong pha III của chu chuyển trước rồi, chỉ còn non một nửa được đẩy nốt trong pha I này thôi.

Khi hai tâm nhĩ co bóp, máu không chảy ngược lại các tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi được, vì các van tĩnh mạch ngăn không cho máu đi ngược chiều.

Sau 0,1 giây đó, hai tâm nhĩ lại cùng dãn ra, nghỉ trong suốt thời gian còn lại 0,7 giây của chu chuyển. Như vậy hai tâm nhĩ làm việc chỉ có 1/8 thời gian, còn nghỉ 7/8 thời gian trong một chu chuyển.

Pha II là pha của tâm thất thu, gọi tắt là thất thu. Hai tâm thất cũng cùng co bóp trong 0,3 giây. Vì thành hai tâm thất rất dày, chứa nhiều sợi cơ, nên chúng co bóp rất mạnh, gây áp lực rất lớn. Tâm thất trái dày hơn, nên huyết áp trong tâm thất trái lên tối 110mmHg (xem hình, dòng f), đóng mạch van hai lá lại, và mở van chủ ra đẩy máu đỏ vào động mạch chủ, làm cho huyết áp đo ở động mạch cánh tay cũng vọt lên tối 110mmHg. Vì vậy con số này gọi là huyết áp tâm thu. ở người bình thường, mỗi nhịp co bóp tâm thất trái có thể đẩy 60 – 70ml máu đỏ vào động mạch chủ, tức 60 – 80% lượng máu nó chứa lúc nghỉ ở pha III, chỉ giữ lại khoảng 40 – 50ml.

  1. a) Thời gian, mỗi vạch là 0.1 giây
  2. b) Pha I, II, III của chu chuyển tim
  3. c) Điện tim đồ
  4. d) Tiếng tim thứ 1,2 khi nghe tim (bùm tắc)

e )Áp lực trong động mạch chủ lúc van mở C; van đóng

  1. f) Áp lực trong tâm thất trái
  2. g) Mạch động mạch

(C: mạch cổ; 0: mạch quay)

Sơ đồ 3 pha của chu chuyển tim

Tâm thất phải yếu hơn, nhưng khi co bóp cũng làm huyết áp trong động mạch phổi lên tới 20 -25mmHg, đủ sức đóng van ba lá và mở van phổi. Do đó máu đen được đẩy vào động mạch phổi đi lên hai lá phổi để nhận ôxy. Lượng máu tâm thất phải đẩy vào động mạch phổi cũng; bằng lượng máu tâm thất trái đẩy vào động mạch chủ.

Trong pha này, hai tâm nhĩ vẫn dãn nghỉ, và tiếp tục nhận máu từ các tĩnh mạch dồn về. Hai van nhĩ thất đều đóng kín trong suốt pha II, bắt buộc máu ở hai tâm thất phải đi vào các động mạch chủ và động mạch phổi.

Pha III là tâm trương. Hai tâm thất cùng dãn đồng thời (thất trương) trong 0,4 giây. Ấp lực trong các buồng này giảm đột ngột, xuống tới 0, trong khi áp lực trong các động mạch lớn vẫn còn cao (70mmHg ở động mạch chủ (gọi là huyết áp tâm trương), và 10munHg ở động mạch phổi). Do đó, hai van động mạch đóng lại, máu ở các động mạch dồn ra xa vào các nhánh nhỏ hơn. Hai tâm nhĩ vẫn dãn nghỉ, hai van nhĩ thất bắt đầu mỏ, và máu bắt đầu chảy từ tâm nhĩ vào tâm thất, mặc dù hai tâm nhĩ không co bóp, trong 0,4 giây đó cả 4 buồng tim đều dãn nghỉ hoàn toàn.

Như vậy trong một chu chuyển tim 0,8 giây, hai tâm thất chỉ co bóp trong 0,3 giây, hai tâm nhĩ là 0,1 giây. Sau 0,4 giây nghỉ của toàn bộ quả tim, chu chuyển sau tiếp tục, lại bắt đầu từ pha I.

Phai I: Hai tâm nhĩ bóp, hai van nhĩ thất mở, đẩy thêm máu xuống 2 tâm thất.

Pha II: Hai tâm thất bóp, hai van nhĩ thất đóng, gây tiếng “bùm”, máu bị tống vào các động mạch chủ và động mạch phổi.

Pha III: Hai tâm nhĩ nghỉ, máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Van tổ chim đóng lại, gây tiếng “tắc”, máu chảy xuôi trong các động mạch.

Nhìn chung, quả tim đóng vai trò của một cái bơm, vừa đẩy vừa hút. ở pha I thì tim chỉ đẩy máu từ hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất, nên máu chỉ di chuyển trong nội bộ quả tim. Nhưng sang pha II, hai tâm thất, mỗi nhịp co bóp tim lại đẩy máu vào các động mạch lớn, nhất là động mạch chủ, để đi nuôi cơ thể – đó là pha “bơm đẩy”. Đến pha III, toàn bộ quả tim dãn nghỉ, áp lực trong các tâm nhĩ xuống thấp, nhờ đó tim hút được máu từ các tĩnh mạch về đó là pha “bơm hút”. Hai chức năng đẩy và hút đều quan trọng, vì nếu chỉ đẩy máu đi nuôi .cơ thể mà không hút được máu đã dùng về tim, thì hệ tuần hoàn sẽ bị ứ đọng, và tim sẽ không còn chỗ nào để đẩy máu đi nữa!

Tính ra lúc nghỉ ngơi, mỗi phút quả tim ở người lớn đập 75 nhịp, tim trẻ con đập nhanh hơn nhiều.

Đối với động vật nói chung, kích thước cơ thể càng lớn thì tim đập càng chậm; tim voi đập 25 nhịp/phút, còn tim chuột đập tới 500: Mỗi nhịp đập ở người lớn, tâm thất trái bơm đẩy 70ml máu độ, và mỗi phút lượng máu đỏ được bơm vào động mạch chủ là 70ml x 75 = 5250ml, tức 5,2 lít. Con số đó gọi là cung lượng tim. Tất nhiên, cùng một lượng máu bằng thế được tâm thất phải bơm vào động mạch phổi.

Vì tim hoạt động nhiều như vậy, nên lượng ôxy cơ tim tiêu thụ cũng rất lớn. Mặc dù chỉ cân nặng có 250g, tức bốn phần nghìn trọng lượng cơ thể, cơ tim được nhận 5% máu, và được sử dụng 10 – 12% ôxy của toàn thân. Nói cách khác, 1 gam cơ tim tiêu thụ gấp 25 lần so với 1 gam các phần khác của cơ thể, chẳng hạn: trong 1 phút 100g gan chỉ tiêu thụ có 2ml ôxy; 100g não tiêu thụ 3,3ml ôxy; 100g thận là 6ml ôxy, còn 100g tim là 9,7ml ôxy.

Điện tâm đồ

Trong suốt một đời người, không lúc nào tim ngừng đập. Trước mỗi lần tim đập đều có điện kích động, kiểu điện kích động này có thể truyền dẫn vào bề mặt da của cơ thể. Điện tâm đồ thông qua 1 máy đặc biệt gọi là máy điện tâm đồ ghi lại những thay đổi của dòng điện trong tim.

Hình sóng uốn lượn trong điện tâm đồ thay đổi có quy luật, các sóng này lần lượt gọi là sóng p, QRS và T. Sóng p phản ánh sự co bóp của tâm nhĩ, sóng QRS phản ánh sự co bóp xung động của tâm thất, sóng T phản ánh hoạt động của tâm thất lúc nghỉ ngơi. Dựa vào sự khác thường của sóng có thể phán đoán các loại bệnh về tim mach.

Nghe tim

Trong chu kỳ tâm động, cơ tim co lại, van tim đóng, tốc độ tăng nhanh và giảm nhanh của dòng máu gây ra chấn động cơ học đối với việc tăng áp và giảm áp của thành huyết quản, có thể thông qua tổ chức xung quanh truyền đến thành ngực. Nếu để ống

nghe đặt trước ngực thì sẽ nghe thấy âm thanh ân thanh này gọi là “tâm âm” (tiếng của tim).

Tâm âm sinh ra trong chu kỳ tâm động, âm điệu và thời gian kéo dài cũng có quy luật. Hoạt động dị thưòng của tim sẽ sinh ra các tạp âm và các âm thanh dị thường khác. Nghe tâm âm có ý nghĩa nhất định trong việc chẩn đoán bệnh về tim mạch.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook