Chủ Nhật, 19/08/2018 | 14:41

Cấu tạo, chức năng trái tim, vì sao quả tin đập liên tục

Trái tim của chúng ta đã đập từ ngay khi còn trong bụng mẹ. Nó đập liên tục không nghỉ ngày này qua ngày khác, cho đến khi chúng ta lìa cõi trần thế. Nếu cứ tính trung bình một phút trái tim đập 60 lần, với tuổi một cụ già 80, trái tim đã đập khoảng 2 tỷ 400 triệu lần.

Tim có chức năng như một cái bơm, vừa đẩy vừa hút máu, trong 24 giờ tim bóp 10.000 lần đẩy 7.000 lít máu. Tim là động lực chính của hệ tuần hoàn.

Tim sở dĩ có thể liên tục làm việc không nghỉ là bởi cấu tạo của nó. Không giống như các cơ quan khác, trong quả tim có một hệ thống tổ chức rất đặc biệt. Tim là một khối rỗng có trọng lượng khoảng 300gram. Tim người nằm trong lồng ngực được bao bởi bao tim. Gốc tim nằm phía trên, ở khoảng giữa xương ức. Mỏm tim thon lại nằmphía dưới, lệch về phía trái khoảng 400 so với trục dọc cơ thể

  1. Tâm nhĩ phải
  2. Tâm nhĩ trái
  3. Tĩnh mạch chủ trên
  4. Động mạch chủ
  5. Động mạch phổi
  6. Tĩnh mạch phổi
  7. Van hai lá
  8. Van động mạch chủ
  9. Tâm thất trái
  10. Tâm thất phải
  11. Tĩnh mạch chủ dưới
  12. Van ba lá
  13. Van động mạch phổi

– Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ Tim.

– Tim là một khối cơ rỗng, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.

– Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất

– Thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao.

– Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách liên thất.

– Độ dày của các thành Tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ Tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống.

Năng lượng cần thiết cho sự chuyển động của máu xuất phát từ thành cơ Tim.

Hệ thống van Tim

Hướng chảy của máu được xác định bởi sự hiện diện của các van Tim. Các van Tim là những lá mỏng, mềm dẻo, là tổ chức liên kết được bao quanh bởi nội tâm mạc.

+ Van nhĩ – thất

Ngăn giữa nhĩ và thất, bên trái có van hai lá, bên phải có van ba lá. Nó giúp máu chảy một chiều từ nhĩ xuống thất. Các cột cơ gắn với van nhĩ-thất bởi các dây chằng. Cột cơ co rút khi tâm thất co, nó không giúp cho sự đóng của van, mà nó kéo chân van về phía tâm thất, ngăn sự lồi của các lá van về tâm nhĩ trong kỳ thất co rút.

Nếu dây chằng bị đứt hoặc nếu một trong các cột cơ bị tổn thương, máu có thể trào ngược về tâm nhĩ khi thất co, đôi khi gây nên rối loạn chức năng Tim trầm trọng .

Hình: Cơ Tim và hệ thống van hai lá.

+  Van bán nguyệt

Giữa tâm thất trái và động mạch chủ có van động mạch chủ, van động mạch phổi ở giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Nó giúp máu chảy một chiều từ tâm thất ra động mạch.

Tất cả các van đóng mở một cách thụ động, sự đóng mở tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất qua van.

Ví dụ như khi áp lực tâm nhĩ vượt quá áp lực tâm thất thì van nhĩ-thất mở ra, và máu từ nhĩ xuống thất; ngược lại khi áp lực tâm thất lớn hơn áp lực tâm nhĩ, van đóng lại, ngăn máu chảy ngược từ thất về nhĩ.

Sợi cơ Tim

Tim được cấu thành bởi 3 loại cơ Tim: cơ nhĩ, cơ thất và những sợi cơ có tính kích thích, dẫn truyền đặc biệt.

Cơ nhĩ, cơ thất có hoạt động co rút giống cơ vân, loại còn lại co rút yếu hơn nhưng chúng có tính nhịp điệu và dẫn truyền nhanh các xung động trong Tim.

Các tế bào cơ Tim có tính chất trung gian giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn. Đó là những tế bào nhỏ, có vân, chia nhánh và chỉ một nhân. Khác với cơ vân, các tế bào cơ Tim có các cầu nối, kết với nhau thành một khối vững chắc, có những đoạn màng tế bào hòa với nhau.

Tế bào cơ tim.

Các sợi cơ Tim mang tính hợp bào, hoạt động như một đơn vị duy nhất. Khi đáp ứng với kích thích, lan truyền điện thế giữa các sợi cơ Tim nhanh chóng qua các cầu nối. Sự lan truyền điện thể từ nhĩ xuống thất được dẫn qua một đường dẫn truyền đặc biệt gọi là bộ nối nhĩ-thất.

Các sợi cơ Tim chứa nhiều ty lạp thể và mạch máu, phù hợp với đặc tính hoạt động ái khí của Tim.

Thành phần chủ yếu của tế bào cơ Tim là các tơ cơ (Myofibrille), chứa các sợi dày (Myosin) và sợi mỏng (Actin, Tropomyosin, Troponin), sự co rút của chúng gây ra co rút toàn bộ tế bào cơ Tim.

Xung quanh các sợi cơ có mạng nội sinh cơ chất (Reticulum Sarcoplasmique) là nơi dự trữ canxi.

Như vậy chức năng chính của cơ Tim là tự co rút và chúng cũng phản ứng theo cùng một cách thức trong trường hợp bệnh lý: chúng cùng phì đại trong sự quá tải hoặc chúng hoại tử thành những mô xơ trong trường hợp khác.

Chức năng của Tim

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất.

Tim hút máu từ tĩnh mạch về Tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2. Trái Tim nằm ở khoang giữa trung thất trong ngực.

Trong cơ thể người, động vật có vú và các loài chim, Tim được chia thành bốn phần: tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải ở nửa trên; tâm thất trái và tâm thất phải ở nửa dưới.

Thường tâm nhĩ phải và tâm thất phải được gộp vào gọi là nửa bên phải và phần kia được gọi là nửa bên trái của Tim.

Tim Cá có hai ngăn, một tâm nhĩ và một tâm thất, trong khi Tim các loài bò sát có ba ngăn. Máu chảy qua Tim theo một chiều do van Tim ngăn máu chảy ngược.

Tim được bao bọc trong một túi bảo vệ gọi là màng ngoài Tim có chứa một lượng nhỏ chất bôi trơn. Tim được cấu tạo thành ba lớp: thượng tâm vị, cơ Tim và màng trong của Tim.

Một số chất có tác dụng đối với hoạt động tim:

-Các chất làm tăng hoạt động tim:

+ Các catecholamin do phần tủy tuyến trên thận tiết ra như adrenalin, noradrenalin.

+ Glucagon của tuyến tụy nội tiết

+ Thyroxin của tuyến giáp

+ Ion Ca++

+ Sự giảm nồng độ O2 và tăng nồng độ CO2

-Các chất làm giảm hoạt động tim:

+ Acetylcholin

+ Ion K+

Do vậy, trong nội dịch, tỉ lệ ion Ca++/K+

phải luôn được duy trì ổn định.

Yhocvn.net

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook