Thứ Hai, 16/05/2022 | 11:32

Phòng ngừa chấn thương mắt trong thi đấu thể thao chuẩn xác

Chấn thương mắt là một trong những chấn thương thể thao gây nguy hiểm cho các vận động viên, người tập luyện thể thao. Vậy làm thế nào để phòng ngừa chấn thương mắt khi thi đấu hay tập luyện thể thao chuẩn xác nhất?

Chấn thương mắt là một trong những chấn thương không thể tránh khỏi trong các trận thi đấu đỉnh cao cũng như trong quá trình tâp luyện nên các vận động viên, người tập luyện cần hết sức cẩn thận tránh gặp phải chấn thương cho mắt.

Các môn thể thao dễ bị chấn thương mắt

+ Các môn thể thao có mức độ rủi ro thấp: điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ và đi xe đạp.

+ Các môn thể thao có mức độ rủi ro cao như: bóng chày, khúc côn cầu, bóng đá, bóng rổ, bóng ném, các môn thể thao dùng vợt, quần vợt, đấu kiếm, golf và bóng nước.

+ Môn thể thao có mức độ rủi ro rất cao cho mắt như quyền anh, đấu vật và võ thuật tiếp xúc. Đây đều là những môn mà thường vận động viên hay người tập đều không có kính để bảo vệ mắt.

Các loại chấn thương mắt trong thể thao

Chân thương mắt được chia ra ba loại chính

 + Loại 1: Chấn thương đụng giập hốc mắt- nhãn cầu

+ Loại 2: Chấn thương xuyên thủng hốc mắt- nhãn cầu

+ Loại 3: Tổn thương mắt do tia bức xạ mặt trời trong đó chủ yếu là tia cực tím gây nên

Chân thương loại 1:

Chân thương đụng giập hốc mắt – nhãn cầu là một trong những chấn thương chiếm hầu hết các chấn thương mắt liên quan đến thể thao, tham gia các môn thể thao, luyện tập. Mức độ tổn thương mắt sẽ phụ thuộc vào kích thước, độ cứng, vận tốc của vật gây chấn thương cho mắt và lực truyền trực tiếp vào mắt

Khi thi đấu thể thao một cú đánh trực tiếp vào nhãn cầu từ một vật thể tù nhỏ hơn mắt gây ra sự nén và giãn ra nhanh chóng của phần trước nhãn cầu, truyền một lực lớn đến các cấu trúc bên trong mắt gây các tổn thương như: xuất huyết kết mạc, xuất huyết tiền phòng, lệch thủy tinh thể, xuất huyết dịch kính, rách võng mạc, bong võng mạc… Những chấn thương mắt này thường gặp trong các môn cầu lông, bóng bàn,…

Một vật thể đầu tù lớn hơn nhãn cầu sẽ tác dụng lực lên phần mềm và thành xương hốc mắt có thể dẫn đến vỡ sàn hốc mắt, vỡ xương thành hốc mắt, tụ máu hốc mắt. Nếu chấn thương với lực mạnh lan đến có thể vỡ nền sọ gây tụ máu hai hốc mắt và chảy dịch não tủy qua đường mũi. Những chấn thương mắt này thường gặp trong các môn tennis, golf, bóng đá, bóng ném, khúc côn cầu, bóng chày…

Chấn thương loại 2:

Chấn thương xuyên thủng hốc mắt- nhãn cầu tương đối hiếm gặp khi thi đấu thể thao nhưng vẫn có thể xảy râ ngay ở những vật có vận tốc lớn dẫn đến gãy kính đeo cũng có thể gây ra chấn thương xuyên thủng

Khi mắt bị chấn thương có thể gây ra các trầy xước nhẹ đến rách nghiêm trọng như rách giác mạc, rách kết mạc, vỡ thủy tinh thể, vỡ nhãn cầu, rách mi mắt.. Ngoài ra, trong các môn đấu vật, võ thuật… vết thương xuyên thủng nhãn cầu có thể đến từ móng tay của đối thủ.

Chấn thương loại 3:

Chấn thương mắt do bức xạ xảy ra do vận động viên hay người tập tiếp xúc với tia cực tím trong môn trượt tuyết, trượt nước và các môn thể thao dưới nước khác.

Cách xử trí khi bị chấn thương mắt trong thi đấu thể thao

Khi xảy ra chấn thương mắt trong tập thể thao, cách tốt nhất, an toàn nhất cho các vận động viên là phải được các bác sĩ nhãn khoa chăm sóc ngay tại chỗ hoặc ngay lập tức vận chuyển đến bệnh viện, chuyên khoa mắt khi có các tổn thương nặng xảy ra để tránh hậu quả nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến khả năng nhìn sau này của các vận động viên, người chơi thể thao.

Khi xảy ra chấn thương các vận động viên, huấn luyện viên, người tập luyện thể thao không được tự ý xử lý can thiệp vết thương bởi nếu xử lý không đúng cách nguy cơ tổn thương mắt sẽ nặng hơn, nhất là trong các trường hợp vết thương xuyên thủng nhãn cầu ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người gặp chấn thương

Hướng dẫn cách phòng ngừa chấn thương mắt

Để hạn chế các chấn thương mắt có thể xảy ra trong quá trình thi đấu thể thao, tập luyện các vận động viên, người chơi thể thao cần khám mắt thường xuyên, có các biện pháp bảo vệ mắt phù hợp.

+ Các môn thể thao như quần vợt, bóng chày, bóng rổ, bóng chuyền nữ, khúc côn cầu và trượt tuyết trên núi cao… cần trang bị các loại kính đeo mắt chuyên dụng phòng tránh tổn thương, chấn thương mắt

+ Ở những vận động viên tham gia thi đấu chuyên nghiệm các bác sĩ nên tìm hiểu tiền sử mắt, đặc biệt chú ý đến các tình trạng trước đó như cận thị mức độ cao, áp-xe do phẫu thuật, bong võng mạc, phẫu thuật mắt và chấn thương hoặc nhiễm trùng.

+ Trong quá trình tập luyện, thi đấu nếu phát hiện mắt có dấu hiệu bất thường nào cần báo cho bác sĩ để kiểm tra, đánh giá tình trạng của mắt. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào các môn thể thao các bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn cho các vận động viên có tiền sử các bệnh về mắt như trên trước khi tham gia thi đấu.

+ Tại mỗi môn thể thao, người chơi thể thao, vận động viên cần có trang phục và thiết bị bảo vệ phù hợp để bảo vệ an toàn cho cơ thể và đôi mắt.

Khi nào vận động viên có thể quay lại thi đấu, tập luyện sau chấn thương mắt?

Khi gặp chấn thương mắt được xử lý kịp thời, những vận động viên có chấn thương mắt đáng kể, cần được bác sĩ nhãn khoa khám và kiểm tra đầy đủ. Mắt bị chấn thương sẽ cảm thấy thoải mái và có thị lực trở lại thì mới có thể trở lại thi đấu, tập luyện. Khi bị chấn thương mắt các vận động viên không bao giờ được phép sử dụng thuốc gây tê tại chỗ để kéo dài thời gian thi đấu vì tổn thương mắt có thể trầm trọng hơn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các loại chấn thương thể thao thường gặp và cách sơ cứu

Các loại chấn thương thể thao: Nguyên nhân, cơ chế và cách phòng tránh

Đặc điểm chung của chấn thương thể thao

Cách chọn giày bóng đá cho trẻ tránh chấn thương, bảo vệ an toàn cho trẻ

Đứt dây chằng chéo trước khớp gối: Chẩn đoán và điều trị

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook