Thứ Sáu, 06/09/2019 | 09:17

Chấn thương là sự tổn thương các tổ chức cơ quan của cơ thể do tác động ngoại lực như các tác nhân cơ học, lý học hay hoá học…gây nên làm rối loạn hoặc mất đi chức năng sinh lý bình thường của các tổ chức đó.

Nguyên nhân xuất hiện chấn thương do nhiều nguyên nhân như: tainạn lao động, tai nạn giao thông và do tập luyện – thi đấu thể thao. Vìvậy, trong tập luyện và thi đấu thể thao cần phải có những biện pháp vàphòng ngừa gây nên chấn thương, để đạt được hiệu quả trong tập luyện,mỗi huấn luyện viên, giáo viên cần phải hiểu và nắm vững đặc điểm,nguyên nhân và điều kiện gây ra chấn thương thể thao.

Tuy nhiên, trong tập luyện và thi đấu thể thao, chấn thương xảy raphụ thuộc vào từng môn thể thao khác nhau, trong thi đấu chấn thươngnhiều hơn trong tập luyện. Ngoài ra chấn thương còn phụ thuộc vào trìnhđộ tập luyện của vận động viên.

Chấn thương thể thao có thể chia thành chấn thương hở hay chấnthương kín phụ thuộc vào sự phá vỡ tiểu mô. Dựa vào mức độ nặng – nhẹcác chấn thương có thể gặp là chấn thương nhẹ, trung bình và nặng.

– Chấn thương mức độ nhẹ là chấn thương không gây ảnh hưởngnhiều đến năng lực vận động của vận động viên và giảm sút chứcnăng sinh lý cơ thể.

– Chấn thương mức độ trung bình là chấn thương có những biến đổivề chức năng sinh lý cơ thể và giảm năng lực vận động của vậnđộng viên.

– Chấn thương nặng là chấn thương có những biến đổi lớn về chứcnăng, sinh lý của cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng vận động củavận động viên, cần phải nghỉ ngơi để điều trị và hồi phục.

Trong tập luyện và thi đấu thể thao, loại chấn thương thường xảy ralà chấn thương kín: bầm tụ máu, dãn dây chằng, đứt cơ và dây chằng…trong đó bầm tụ máu chiếm 50%, phần lớn là chấn thương hệ khớp, khớpgối chiếm 30%. Chấn thương hở thường ít xảy ra, hầu hết là các vết xâysát. Trong chấn thương thể thao, chấn thương mức độ nhẹ chiếm 90%;mức độ trung bình khoảng 9% và mức độ nặng khoảng 1%.

Sự hồi phục chức năng vận động không hoàn toàn và trở thành tànphế trong các trường hợp bị chấn thương chiếm 3 – 5%.

Nguyên nhân và cơ chế chấn thương thể thao.

Nguyên nhân gây chấn thương.

Trong tập luyện và thi đấu thể thao, nguyên nhân gây ra chấn thương do nhiều nguyên nhân cùng một lúc gây nên, chúng ta có thể xem xét các nguyên nhân sau:

+ Do phương pháp huấn luyện, giảng dạy không đúng nguyên tắc huấn luyện cơ bản như: Tập luyện không thường xuyên và liên tục, lượng vận động quá lớn không phù hợp, tăng độ khó của động tác và không đối xử cá biệt trong huấn luyện. Việc huấn luyện dồ ép, thiếu hiểu biết trong việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy hồi phục trong và sau tập luyện, không đánh giá đúng ý nghĩa của việc tập luyện thường xuyên có hệ thống và tính kế thừa trong huấn luyện kỹ thuật, việc áp dụng các sân bãi mà cơ thể vận động viên chưa có sự chẩn bị cần thiết về thể lực hay mệt mỏi của buổi tập trước chưa được khắc phục, khởi động chưa đủ hay không hợp lý…

+ Tổn thương do trình độ sức khoẻ không đầy đủ:

– Khi đang đau ốm.

– Khi mới ốm dậy hoặc mệt mỏi quá sức.

– Cơ thể lành mạnh nhưng tình hình chức khoẻ chưa phù hợp với môn thể thao trong tập luyện và thi đấu.

+ Tổn thương do trình độ huấn luyện còn thấp kém đã ra thi đấu: Thường xảy ra ở những VĐV còn non kém về trình độ kỹ thuật, chưa đáp ứng được trong thi đấu mà đã thi đấu.

+ Sai sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu. Do cấu trúc bài tập không hợp lý cũng như việc sắp xếp chương trình thi đấu không hợp lý, thiếu khoa học như bố trí vị trí người tập không tốt, sự tập trung vận động viên quá động không đảm bảo trật tự, trình độ, đẳng cấp, hạng cân của các vận động viên không đồng nhất hoặc tổ chức tập luyện và thi đấu không có mặt huấn luyện viên, giáo viên.

+ Yêu cầu về cơ sở vật chất trong buổi tập luyện và thi đấu không đáp ứng đầy đủ. Như chất lượng trang thiết bị – dụng cụ tập luyện và thi đấu kém, không đầy đủ và hợp lý. Không ít các trường hợp gây chấn thương là do mặt sân trơn, lồi lõm, sàn tập không đúng chất lượng hoặc do không có trang bị dụng cụ bảo hiểm, quần áo trang phục các nhân vận động viên không phù hợp với thời tiết, giày không đúng tiêu chuẩn và kích cỡ.

+ Điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh không phù hợp. Sân bãi, dụng cụ tập luyện và thi đấu không đủ vệ sinh, ánh sáng không đáp ứng nhu cầu, nhiệt độ của phòng tập luyện – thi đấu kém do quá nóng hoặc quá lạnh.

+ Do bản thân vận động viên thiếu nhận thức trong tập luyện và thi đấu như vận động viên vội vàng, thiếu tập trung, chú ý, vô ý thức, tổ chức kỷ luật trong tập luyện hoặc vận động viên phạm luật bằng các động tác bị nghiêm cấm trong thi đấu ở các môn đối kháng.

+ Không tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ trong khâu tổ chức quá trình tập luyện như không kiểm tra y học trước khi tập luyện – thi đấu, không tuân thủ thời gian nghỉ ngơi hồi phục sau chấn thương hay bệnh lý, không tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ liên quan đến trạng thái sức khỏe của vận động viên và những chỉ dẫn về việc áp dụng phương pháp hồi phục.

 Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác do tác nhân bên trong như:

– Do những rối loạn về khả năng định hình động lực trong không gian, giảm sút các phản ứng bảo bệ, độ tập trung chú ý, hoặc do căng thẳng, tập luyện quá sức…Những rối loạn này sẽ dẫn đến mất cảm giác, rối loạn sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ, giảm biên độ động tác, làm mất đi độ nhanh nhẹn, khéo léo cần thiết trong quá trình thực hiện động tác, từ đó dẫn đến sự chấn thương.

– Những biến đổi về trạng thái chức năng của một số hệ cơ quan do sau một giai đoạn dài nghỉ tập hoặc ngừng tập luyện bởi các lý do như ốm, mệt …

– Mức độ chuẩn bị thể lực chưa tốt để đáp ứng trong quá trình phối hợp động tác hoặc khi thực hiện các động tác khó.

Cơ chế xuất hiện chấn thương.

– Theo cơ chế chấn thương phần lớn các trường hợp đều do va đập. Sự va đập này chủ yếu diễn ra khi vận động viên bị ngã xuống đất, sân hoặc sàn tập, số còn lại là do vận động viên tự va chạm vào nhau hoặc đối phương tạo ra.

– Do hoạt động vượt quá biên độ cho phép, nghĩa là chấn thương xảy ra theo cơ chế kéo giãn hay xoắn vặn. Trong trường hợp này chấn thương thường xảy ra là giãn cơ, dây chằng nhất là ở các khớp.

– Do quá tải chịu đựng của cơ thể vận động viên như trong cử tạ…

Phòng tránh chấn thương trong tập luyện, thi đấu.

 Phòng tránh chấn thương có thể xem như một quan điểm mới của y học thể thao, trước đây người ta chỉ coi trọng vấn đề chẩn đoán, điều trị chấn thương chứ không chú trọng đến việc phòng tránh chấn thương.

Ngày nay huấn luyện viên và bác sĩ thể thao đều đặt vấn đề phòng tránh chấn thương lên hàng đầu. Vậy, phòng tránh chấn thương được hiểu gồm tất cả các biện pháp xác định các yếu tố nguy cơ gây chấn thương và cách giảm tối thiểu chúng.

 Các biện pháp chủ yếu phòng tránh chấn thương gồm:

+ Chế độ kiểm tra theo dõi sức khoẻ: Mỗi người tập luyện và VĐV không quá sức mình. Sức khoẻ cũng luôn thay đổi, vậy phải chọn cách tập và khối lượng vận động phù hợp. Cho nên chế độ kiểm tra theo dõi sức khoẻ là cần thiết, gồm có:

– Kiểm tra sức khoẻ lần đầu tiên.

– Theo dõi sức khoẻ từng thời kỳ và từng buổi tập.

– Kiểm tra sức khoẻ trước thi đấu.

– Kiểm tra sức khoẻ khi mới khỏi ốm, bỏ tập một thời gian dài tập luyện… để ấn định chế độ tập luyện tiếp tục.

+ Quan sát và hướng dẫn về y học trong quá trình huấn luyện thể dục. Cần sử dụng mọi phương pháp kiểm tra sức khoẻ (lâm sàng và cận lâm sàng), cần đi sâu vào thực tế tập luyện để kiểm tra quan sát ngay trên sân bãi thì thầy thuốc mới nhận định và góp ý kiến được chính xác về các mặt sau đây:

– Phương pháp huấn luyện: tuần tự, hệ thống…

– Tình hình vệ sinh: tập luyện, thi đấu…

– Phản ứng của cơ thể có phù hợp với đặc điểm từng người hay không.

– Khối lượng vận động có vừa, thấp hay cao.

– Phát hiện kịp thời mệt mỏi quá độ.

– Công tác bảo hiểm.

 Hằng ngày, vận động viên phải biết tự kiểm tra sức khoẻ theo đúng yêu cầu bác sĩ và có phản ánh thường xuyên.

+ Quan sát và tổ chức đầy đủ công tác y học phục vụ thi đấu.

– Đôn đốc, hướng dẫn bảo vệ sức khoẻ VĐV trước, trong và sau khi thi đấu.

– Tổ chức y tế cấp cứu.

– Đôn đốc và kiểm tra vệ sinh sân bãi, thiết bị, dụng cụ…

+ Luôn có cán bộ y tế chuyên trách trong tập luyện và thi đấu: Đây là phương pháp hữu hiệu nhất trong công tác theo dõi chăm sóc vận động viên.

 Mục đích, nhiệm vụ của cán bộ y tế:

– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên vận động viên.

– Chẩn đoán và điều trị chấn thương và vệ sinh phòng dịch.

– Xác định và loại trừ các yếu tố nguy cơ gây chấn thương.

– Xác định các yếu tố giảm thành tích tập luyện và thi đấu.

– Kiểm tra tuyển chọn vận động viên.

– Tham mưu cho chương trình huấn luyện.

+ Đảm bảo về trang phục và giầy tập luyện.

+ Đảm bảo môi trường tập luyện.

+ Phương pháp huấn luyện đúng.

+ Không tập luyện với lượng vận động quá lớn và kéo dài.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook