Chấn thương trong thể thao gần như là một vấn đề không thể tránh khỏi. Đối với các đội thi đấu chuyên nghiệp bác sĩ luôn đi kèm trong mỗi trận đấu tuy nhiên đối với những người chơi thể thao nghiệp dư thì không phải lúc nào cũng biết cách xử trí cho các vết thương gặp phải
Nên chườm đá, cố định vết thương bằng nẹp y tế và dừng các hoạt động có thể khiến tình trạng bị thương trở nên nặng hơn là lời khuyên của các chuyên gia.
Việc xử lý chấn thương tại chỗ cũng là một khâu vô cùng quan trọng để chúng ta có thể nhanh chóng bình phục trở lại luyện tập hoặc thi đấu. Nhưng trên thực tế, mọi người thường vô cùng bối rối khi sơ cứu chấn thương thể thao bởi một số người chỉ chơi mà không hề nghiên cứu cách để bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như khi gặp sự cố.
Các loại chấn thương thể thao thường gặp:
– Chấn thương phần mềm:
+ Căng cơ: hiện tượng gân hoặc cơ bị vặn xoắn, kéo giãn hay bị rách.
+ trầy xước: Xước, chảy máu sơ qua
– Chấn thương cấp tính:
+ Đứt gân: gân là thành phần của bắp cơ nối vào xương vùng gần khớp bị đứt. Thường gặp nhất là đứt gân gót, sợi gân nối cơ bắp chân vào xương gót ở vùng cổ chân.
+ Gãy xương: có thể gãy xương rõ rệt, tức thời do lực tác động mạnh; hoặc có thể gãy xương do mệt lâu ngày, khó nhận ra do lực tác động nhỏ, lập đi lập lại, hay gặp ở bàn chân và chi dưới.
+ Trật khớp: khi 2 đầu xương của một khớp bị trật rời nhau
+ Đứt giây chằng: dây chằng nối 2 đầu xương của khớp bị đứt, làm khớp lỏng lẻo hoặc trật ra
+ Bong gân: là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương.
Bác sĩ Paul D’Alfonso, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare chia sẻ kỹ năng sơ cứu giúp chấn thương nhanh chóng hồi phục hơn và hạn chế các biến chứng về sau:
– Người chơi cần dừng ngay lập tức hoạt động thể thao, tránh đi lại chạy nhảy đề phòng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
– Sử dụng một túi đá lạnh để chườm lên vị trí chấn thương nhằm giảm sưng và đau tạm thời, đối với chấn thương phần mềm. Nếu chấn thương gây chảy máu, cần rửa ngay bằng nước sạch.
– Băng bó: Cố định vị trí chấn thương bằng băng nẹp y tế chuyên dụng nhằm giảm các thương tích phát sinh trong quá trình di chuyển đến bệnh viện.
Cách chườm lạnh cho vết thương phần mềm
Hiệu quả tốt nhất là được chườm tức thì hoặc trong 48 giờ đầu sau chấn thương
Mục tiêu lúc này là hạn chế tình trạng chảy máu và phù nề của tổ chức dưới da. Chườm lạnh có tác dụng ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng sưng nề, giảm co thắt cơ, giảm đau
Điều trị phục hồi (hơn 48 giờ sau chấn thương)
Sau khi chườm lạnh, hiện tượng xuất huyết đã ngừng, mục tiêu của điều trị là giúp cơ quan bị chấn thương phục hồi thông qua luyện tập. Chườm lạnh giúp giảm đau và giảm co thắt cơ, cho phép người bệnh cử động lại tốt hơn.
Lý tưởng nhất là chườm ngay trong vòng 5-10 phút sau khi chấn thương, chườm trong vòng 20-30 phút. Lặp lại sau mỗi 2-3 giờ (khi thức) trong vòng 24-48 giờ đầu.
Trang bị các kiến thức về sơ cứu tại chỗ khi gặp chấn thương thể thao là một việc rất hữu ích, giúp phòng tránh các hậu quả về lâu dài cho cơ thể. Tuy nhiên việc phòng tránh và hạn chế các vết thương là việc cần làm hơn cả của người tham gia chơi thể thao.
– Không thi đấu quá sức
– Điều chính chiến thuật và kỹ thuật chơi để phù hợp với tuổi tác
– Mang bảo hộ đầy đủ để bảo vệ các bộ phận
– Lưu ý khởi động trước khi chơi
– Không tập với cường độ quá cao
– Lằng nghe cơ thể và tránh va trạm khi thi đấu
Các loại chấn thương thể thao thường gặp và cách sơ cứu
Bài liên quan: Leo cầu thang bộ giải pháp tuyệt vời cho sức khỏe có thể bạn chưa biết
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.