Thứ Tư, 03/08/2016 | 12:00

Thông thường, chúng ta có thể phân biệt tính nóng lạnh của thực phẩm thông qua màu sắc, hương vị, hoàn cảnh sinh trưởng…

Những thực phảm màu xanh mang tính hàn – lạnh

Thực phầm màu xanh gần mặt đất, hấp thụ khí ẩm ở mặt đất cho nên thương mang tính hàng như đỗ, các loại rau xanh…

Những thực phẩm màu đỏ mang tính nhiệt – nóng

Thực phẩm màu đỏ như ớt, táo, quả lựu.. Mặc dù chúng sinh trưởng gần mặt đất nhưng những loại quả này có thể hấp thụ nhiều ánh nắng mặt trời do đó chúng mang tính nóng.

Cách nhận biết thực phẩm mang tính hàn – nhiệt Thực phẩm màu đỏ mang tính nhiệt – nóng

Thực phẩm mang vị đắng và chua có tính hàn – lạnh

Thực phẩm mang vị đắng và chua có tính lạnh như mướp đắng, các loại rau đắng, khoai môn, quả mơ, quả đu đủ…

Thực phẩm nhiệt ngọt, cay mang tính nóng

Thực phẩm cay, ngọt do chịu nhiệt của ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài chẳng hạn như tỏi, hồng, lựu nên chúng mang tính nóng.

Thực phẩm dưới nước có tính lạnh

Ngó sen, rong biển… là những thực phẩm mang tính lạnh.

Thực phẩm trong đất có tính nóng

Thực vật trong đất có tính nóng như lạc, khoai tây, củ từ, gừng… Do thời gian dài ở trong đất, lượng nước ít vì thế chúng mang tính nóng.

Thực vật trong bóng râm có tính lạnh

Thực vật trong bóng râm hấp thụ nhiều khí ẩm, rất ít bị ánh nắng chiếu nên thường mang tính lạnh như nấm, mộc nhĩ…

Thực vật hướng về phía mặt trời có tính nóng

Những thực vật này do chúng tiếp nhận rất nhiều ánh nắng mặt trời nên mang tính nóng như hướng dương, hạt dẻ…

ND (Tổng hợp)

Nguồn: Báo Đất Việt

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook