Thứ Sáu, 03/08/2018 | 15:56

Chấn thương vai là chấn thương gặp phải ở hầu hết các môn thể thao đặc biệt là các môn như cầu lông, quần vợt, bóng chuyền, hay tập thể hình, tennis….vì khớp vai là một khớp thực hiện nhiều động tác cho hầu hết các hoạt động của chi trên hơn nữa khớp vai thường hay bị chấn thương là do bao khớp lỏng lẻo tạo điều kiện cho tầm vận động xoay tròn lớn nhất so với các khớp khác trong cơ thể.

Chấn thương vai có thể xảy ra do té ngã, va chạm hoặc tập luyện không đúng cách, vận động trong thời gian dài gây quá tải. Ví dụ đối với các vận động viên tennis mỗi cú giao bóng có thể đạt đến 1500 độ/giây, vận động viên bơi sải phải thực hiện 400000 động tác khi luyện tập cũng như thi đấu trong vòng một năm. Với cường độ như vậy thì ngu cơ chấn thương khớp vai là điều khó tránh khỏi.

Nếu không xử lý kịp thời, chữa trị đúng cách có thể dẫn đến tình trạng đau mạn tính, làm cứng khớp, teo cơ hoặc mất chức năng hoạt động của khớp vai.

Khớp vai cấu tạo bởi xương đòn, xương bả vai và chỏm xương cánh tay. Các xương này cấu tạo thành khớp cùng-đòn và khớp ổ chảo-cánh tay, được giữ bằng các dây chằng và bao khớp. Bọc lấy khung xương này là cơ tam giác và 4 gân cơ xoay. Giữa mỏm với xương bả vai và gân cơ chóp xoay có 1 túi họat dịch giúp gân cơ không bị xương cọ xát khi thực hiện các vận động. Khớp vai chỉ hoạt động trơn tru, uyển chuyển chỉ khi khung xương vững chắc, các khớp và gân cơ khỏe mạnh.

Các hình thức chấn thương vai

Cấp tính: Những chấn thương như đụng dập, rách – đứt gân,cơ dây chằng, tụ máu phần mềm, dập vỡ sụn khớp, gãy xương

Chấn thương mãn tính: Là những chấn thương kéo dài do chân thương cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách làm tổn thương kéo dài khó điều trị; do quá tải vì tập luyện quá sức, lặp đi lặp lại tích luwyx sau một giai đoạn luyện tập hoặc thi đấu nặng nề chưa kịp phụ hồi hoặc vết thương tái phát; do sự xuống cấp của các khớp vai, thoái hóa

Cấu trúc tổn thương:

Chấn thương mềm: Tụ máu, bầm: Là tổn thương cơ, hay mô dưới da do đụng đạp, va chạm

Gãy, nứt xương: Gãy xương đòn, xương cánh tay, trật khớp, dãn dây chằng…

Nếu trật khớp vai mà điều trị không đúng, không đủ thời gian, khả năng phục hồi kém sẽ làm cho khớp vai yếu đi.

Trật khớp cùng

Tổn thương này dễ gặp khi té ngã dùng tay chống đỡ hay vai đập xuống mặt phẳng. Với trường hợp này phải phẫu thuật can thiệp trực tiếp để chấn thương có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Trật khớp cùng thường gặp ở những người chơi thể thao đỉnh cao.

Rách sụn viền và bao khớp vai

Bao khớp vai có thể dính liền vào xương là nhờ sụn viền ổ chảo. sụn viền là bộ phận rất dễ bị rách hay tróc ra khỏi xương, được ví như “cánh cửa sứt bản lề”. Điều này xảy ra khi thực hiện động tác xoay quá mức hoặc vặn xoắn khớp, té ngã dùng tay chống đỡ.Rách sụn viền và bao khớp vai sẽ dẫn đến mất vững khớp, đau mãn tính và trật khớp tái hồi.

Gãy xương vùng vai

Lực chống đỡ từ vai hoặc va đập vai quá mạnh vào mặt phẳng có thể dẫn đến gãy xương đòn, xương bả vai và cánh tay. Lúc này bắt buộc phải nghỉ tập luyện một thời gian và dưỡng thương ổ trạng thái bất động tốt, nếu không sẽ bị lệch và phạm khớp.

Viêm rách gân và chóp xoay

Ngoài bao khớp, khớp vai còn có một bộ phận là bốn gân cơ chóp xoay bao quanh giúp giữ vững khớp và tạo lực xoay tròn cho khớp vai. Vì đảm nhận nhiều chức năng như thế gân dễ bị rách và chấn thương. Rách gân gây đau mãn tính, cứng khớp và làm mất chức năng của mình nếu không chữa trị kịp thời.

Bệnh nhân bị chấn thương khớp vai sẽ không thể tham gia các môn thể thao đòi hỏi sử dụng vung tay quá đầu như quần vợt, cầu lông,… Sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn, khớp bị thoái hóa dẫn đến khó điều trị.

Khi cử động, bệnh nhân sẽ cảm thấy thiếu sức mạnh khi giơ cánh tay ra 4 hướng. Vai bị cứng, đôi khi cảm thấy cánh tay có thể bị trượt ra khỏi ổ khớp vai.Nguyên nhân gây ra chấn thương:

Điều trị chấn thương khớp vai

+ Khi bị gãy xương khớp vai do chấn thương cần được cố định để hạn chế vận động

Nếu như đang bị chấn thương khớp vai, bạn nên hạn chế cử động, di chuyển để tránh cho khớp vai phải chịu thêm áp lực, đau đớn. sử dụng băng vải để treo tay lại. Điều này sẽ giúp tạo nên sự thoải mái và giảm cơn đau nhanh chóng nhất.

+ Thực hiện cố định vai

+ Thực hiện chườm lạnh

Sử dụng đá cho vào trong túi đem chườm trực tiếp lên vị trí khớp vai đang bị sưng đau. Nó sẽ giúp giảm cơn đau nhanh chóng, hiệu quả nhất.

+ Sử dụng thuốc

Để chữa trị chấn thương khớp vai, các bác sĩ chuyên khoa có thể kê một số loại thuốc chống viêm, giảm đau không steroid. Tùy thuộc vào từng trường hợp của mỗi bệnh nhân mà phương pháp điều trị cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

+ Tập luyện trở lại

Bên cạnh việc dùng thuốc, thì người bệnh cũng nên kết hợp thêm một số những bài tập nhẹ nhàng sau thời gian nghỉ chấn thương, giúp cơ bắp tại vùng vai phục hồi.

Lưu ý tuyệt đối không:

– Xoa bóp dầu nóng, thuốc rượu vào vai đau, vì nóng sẽ làm tăng sưng, phù nề và tụ máu bầm nơi gân tổn thương.

– Tự ý nắn xương khớp, bởi nắn sửa không đúng cách sẽ làm tình trạng trật khớp hay rách gân nặng thêm.

– Cố gắng chơi tiếp, điều nàycó thể làm chấn thương nghiêm trọng hơn do rách gân nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn.

Bài liên quan: Chấn thương vai khi chơi tennis: Các tổn thương, sơ cứu, điều trị, phòng ngừa

Yhocvn.net

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook