Thứ Năm, 02/08/2018 | 13:51

ROP là bệng lý võng mạc ở trẻ sinh non do sự rối loạn tăng sinh của võng mạc do ngưng tiến triển tạo mới mạch máu võng mạc, gây mù cho trẻ. Bệnh về võng mạc ROP có tỷ lệ bệnh cao nhất và tỷ lệ di chứng khiếm thị cao nhất ở trẻ đẻ non < 28 tuần tuổi thai và trẻ CNLS <1500 gr. Theo ước tính có khoảng 14,000 đến 16,000 trẻ em ở Mỹ mắc bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP).

ROP không gây đau không đỏ không tạo nhử mắt và khi quan sát bên ngoài mắt trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt. Bệnh không gây ảnh hưởng đến toàn thân (trẻ vẫn có thể bú được, tăng cân…). Chỉ phát hiện được bệnh khi trẻ được khám chuyên khoa mắt để sàng lọc ROP.

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) đặc biệt nguy hiểm. Đối với trẻ sinh non, mạch máu võng mạc thường chưa được hoàn thiện, khiến thị giác của trẻ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, khi nồng độ oxy trong máu quá cao (gặp nhiều trong thở oxy áp lực cao), nó sẽ khiến võng mạc của trẻ giãn nở và co thắt bất thường, gây tổn hại thị giác, có thể khiến mù lòa nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị cho bé.

Sinh lý của bệnh võng mạc ROP

+ Hệ mạch máu võng mạc ngưng phát triển

+ Thiếu oxy kích thích VEGF

+ Tạo mạch máu mới và pha lê thể

+ Fibroblast sinh mô sẹo sợi

+ Bong võng mạc gây mù

Trong vòng 12 tuần cuối thai kỳ, mắt của thai nhi sẽ phát triển rất nhanh. Khi trẻ được sinh ra, hầu hết các mạch máu ở võng mạc đã gần như hoàn thiện. Võng mạc sẽ dần dần phát triển hoàn chỉnh trong vòng vài tuần đầu sau sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Nếu trẻ bị sinh quá sớm, các mạch máu có thể ngừng phát triển hoặc phát triển sai lệch. Các mạch máu mỏng manh có thể vỡ ra, gây xuất huyết trong mắt. Các mô sẹo hình thành, và khi chúng co lại chúng có thể kéo võng mạc rời khỏi phần sau của mắt. Hiện tượng này gọi là bong võng mạc. Bong võng mạc là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về thị giác và thậm chí mù lòa ở trẻ bị mắc ROP.

ROP  tiến triển qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn I (ROP nhẹ):  Đường ranh giới rõ, hơi trắng, mỏng dẹt ở vùng võng mạc của mạch máu- vùng vô mạch

Giai đoạn II (ROP nhẹ):  Đường ranh giới nổi rõ

Giai đoạn III (ROP trung bình): Tăng sinh mạch máu: xơ mạch máu tăng sinh mô

Giai đoạn IV (ROP nặng): Bong võng mạc một phần ở ngoại biên (IVA) hoặc trung tâm (IVB)

Giai đoạn V:  Bong võng mạc toàn bộ

Bệnh kèm: mạch máu dãn to hay ngoằn ngoèo

Những trẻ cần khám mắt tầm soát để phát hiện ROP

Trẻ đẻ non cần được sàng lọc tìm ROP, đối tượng và thời điểm sàng lọc phụ thuộc vào tuổi thai và cân nặng khi sinh. ROP không xuất hiện ngay sau sinh mà bệnh cần một khoảng thời gian để tiến triển.

+ Trẻ sanh non < 32 tuần và/hoặc cân nặng lúc sanh  < 2000 gram cũng có thể mở rộng hơn

+ Trẻ thở oxy kéo dài

Thời điểm đưa trẻ đi khám:

Khuyến cáo sàng lọc ROP: lần đầu ở tuần thứ 3 -4 sau sinh. Sau đó bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ hẹn lịch khám và theo dõi tiếp theo (nếu cần thiết) hoặc quyết định điều trị nếu như thấy mức độ bệnh nặng cần can thiệp.

Tần suất theo dõi: 2 tuần 1 lần (đối với trường hợp mạch máu võng mạc chưa hoàn thiện). Khám hàng tuần đối với trường hợp bị bong võng mạc hoặc có những dấu hiệu ban đầu của bệnh ROP.

Trường hợp phát hiện những dấu hiệu tiến triển của bệnh, bệnh nhân cần được nhanh chóng chuyển để trung tâm chẩn đoán điều trị chuyên ngành. Trong trường hợp này, cần chuyển sớm không quá 2 tháng tuổi của trẻ để có điều kiện bảo toàn thị lực, thậm chí cả trong trường hợp nặng của bệnh ROP.

Trường hợp đi khám muộn sẽ khó điều trị và nguy cơ bị mù vĩnh viễn rất cao.

Lần khám tiếp theo: khám lại sau ngay 2 ngày và cần điều trị ngay nếu lần đầu phát hiện ra bệnh ở giai đoạn nặng.

Khám lại sau 1 tuần nếu lần đầu có nghi ngờ mắc bệnh.

Khám lại sau 2 tuần nếu lần trước chưa phát hiện ra bệnh ( khám cho đến khi trẻ đủ 42 tuần tuổi, tính từ ngày thụ thai hoặc tới khi các mạch máu ở võng mạc phát triển đầy đủ)

Theo hiệp hội ROP, các trường hợp ROP ở giai đoạn 1 và 2 thì nên khám đáy mắt 2 tuần 1 lần. Trường hợp ROP tự hồi phục thì nên theo dõi mỗi tháng 1 lần cho đến khi toàn bộ võng mạc có đầy đủ mạch máu. Sau đó trẻ non được tái khám 1 lần lúc 6 tháng tuổi.

Điều trị bệnh võng mạc ROP

+ Laser quang đông (laser photocoagulation)

+ Tiêm chất chống tăng sinh tân mạch (VEGF) nội

nhãn

+ Phẫu thuật

  • Thắt đai cũng mạc = scleral buckling
  • Cắt pha lê thể = vitrectomy

Cụ thể những gì bác sĩ có thể sẽ làm với trẻ mắc bệnh võng mạc ROP

Phẫu thuật laser (còn gọi là ngưng kết quang học – photocoagulation): Bác sỹ sẽ sử dụng chùm tia laser để đốt nhằm ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường và phòng bong võng mạc.

Liệu pháp làm lạnh (cryotherapy): Bác sỹ sử dụng một đầu kim loại để làm lạnh và tạo sẹo bên trong võng mạc. Biện pháp này có thể ngăn chặn được sự lan rộng của các mạch máu bất thường và dự phòng bong võng mạc.

Thắt củng mạc: Bác sỹ đặt một dải silicone xung quanh lòng trắng của mắt. Dải này giúp đẩy mắt theo hướng vào trong để võng mạc giữ trên thành trong của mắt lâu hơn. Khóa sẽ được loại bỏ sau khi mắt phát triển hơn. Trường hợp nó không được loại bỏ, trẻ có thể bị cận thị.

Thủ thuật loại bỏ dịch thủy tinh (vitrectomy): Bác sỹ sẽ loại bỏ phần dịch thủy tinh trong mắt trẻ và thay vào đó bằng dung dịch saline (nước muối sinh lý). Phương pháp phẫu thuật này thường chỉ định cho trẻ mắc ROP giai đoạn 5.

Bệnh võng mạc ROP có thể được phát hiện sớm và tránh được mù lòa cho trẻ vì vậy cha mẹ cần khám đúng chỉ định bác sĩ trước khi xuất viện.

Bệnh về võng mạc ROP nguy hiểm đối với trẻ sinh non thế nào?

Bài liên quan: Những bệnh nguy hiểm trẻ sinh non thường mắc phải

Yhocvn.net

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook