Thứ Ba, 10/07/2018 | 13:57

Mặc dù bệnh thấp tim rất nguy hiểm nhưng là bệnh có thể phòng ngừa bằng thực hiện lối sống và sinh hoạt vô cùng đơn giản như:

– Giữ môi trường sống sạch sẽ,

– Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là răng miệng

– Giữ ấm cổ, ngực, mũi họng về mùa đông

– Vệ sinh vùng mũi họng thường xuyên

– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

– Điều trị triệt để các bệnh về tai mũi họng và khớp.

– Loại trừ ngay sự nhiễm liên cầu khuẩn

Giai đoạn đầu:

Điều trị thật sớm ngay khi phát hiện ra nhiễm liên cầu khuẩn. Đối với việc điều trị liên cầu nhóm A, có thể sử dụng các nhóm kháng sinh như penicillin, cephalosporin hoặc macrolid, trong đó, kháng sinh nhóm penicillin vẫn là thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm họng do liên cầu. Vì đây là thuốc dễ sử dụng, rẻ tiền và có hiệu quả cao. Trong trường hợp người bệnh có tiền sử hoặc dị ứng với nhóm thuốc penicillin, có thể sử dụng thay đổi sang các nhóm thuốc khác như cephalosporin (cefadroxil, cefuroxim, cefexim…) và macrolid (nhưng cần làm kháng sinh đồ vì đã có những báo cáo của các nhà nghiên cứu về việc liên cầu nhóm A đã kháng một số thuốc trong những nhóm kháng sinh này).

Cần kết hợp sử dụng thêm các nhóm thuốc hỗ trợ đi kèm để hạ sốt như paracetamol (khi sốt cao trên 38,50C).

Giai đoạn sau:

Khi trẻ ở lứa tuổi từ 5-15 có biểu hiện:

– Đau mỏi,

– Sưng, nóng đỏ ở các khớp,

– Mệt mỏi,

– Tức ngực, khó thở hoặc hồi hộp,

– Đau vùng tim

– Có biểu hiện bất thường về tâm thần vận động,

– Tay múa vờn không tự chủ

Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh thấp tim. Do vậy cần phải cho trẻ đi khám để phát hiện và điều trị ngay.

Có trường hợp cần tuân thủ chế độ tiêm phòng tái phát thấp tim cho trẻ theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Việc tiêm phòng thấp tim ở trẻ đã bị thấp tim sau khi đã điều trị ổn định là rất cần thiết. Nếu không tiêm phòng, bệnh sẽ dễ dàng tái phát nhiều lần và để lại di chứng ngày càng nặng dẫn đến suy tim không hồi phục rất nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ.

  1. Phòng thấp cấp I (phòng tiên phát)

Là biện pháp phòng để tránh mắc bệnh thấp tim lần đầu. Áp dụng cho những trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính, đặc biệt là viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A.

1.1. Chỉ định.

– Các trường hợp viêm đường hô hấp trên ( đặc biệt là viêm vùng hầu họng) do liên cầu khuẩn nhóm A.
– Viêm họng có triệu chứng lâm sàng gợi ý do liên cầu khuẩn ( bệnh cảnh đột ngột: sốt cao 38º ), đau họng, họng đỏ, amidan sưng to sung huyết và xuất tiết, hạch góc hàm to và đau.
– Tất cả các trường hợp viêm họng cấp tính ở trẻ em hoặc tuổi trẻ ( 3-20 tuổi) mà không có điều kiện xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

1.2. Thuốc phòng

Kháng sinh Cách dùng Liều lượng Thời gian
Nhóm bệnh nhân không dị ứng với penicillin      
Benzathin benzin penicillin Tiêm bắp <30kg: 600.000đv

>30kg: 1200.000đv

1 liều duy nhất
Phenoxymethin penicillin Uống < 30kg: 250 mg

2-3 lần/24 giờ

 
    >30kg: 500mg

2-3 lần/24 giờ

10 ngày
Nhóm bệnh nhân dị ứng với penicillin

 

     
Erythromycin Uống 20-40mg/kg/24 giờ

( tối đa: 1.5g/24 giờ)

10 ngày

 

Chú ý:

– Nếu uống ampicillin hoặc amocillin, thời gian điều trị cũng phải kéo dài trong 10 ngày
– Cefalosporin thế hệ 1 hoặc thế hệ 2 có hiệu quả diệt liên cầu nhưng đắt và vẫn phải uống trong 10 ngày
– Một số thuốc mới nhóm macroid hiệu quả tốt với liên cầu, nhưng hiện nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa có khuyến cáo về việc có thể rút ngắn số ngày điều trị.
– Sulfonamid hoặc tetracycline là những thuốc không được chấp nhận để điều trị viêm họng do liên cầu.

2. Phòng thấp cấp II ( phòng thứ nhất, phòng tái phát)


2.1. Chỉ định

– Các trường hợp đã được chẩn đoán thấp tim, các bệnh tim do thấp.
– Các trường hợp có tiền sử thấp tim nhưng chưa được phòng bệnh đúng, đủ thời gian quy định.

2.2. Thuốc phòng

– Benzathin benzyl penicillin:
Trẻ < 30kg: 600.000 đv
Trẻ >30kg: 1.200.000 đv
Tiêm bắp sâu ( tiêm mông) 4 tuần 1 lần ( A)
– Phenoxymethylpenicillin:
250mg x2 lần/24 giờ, uống.
– Sulfadiazin:
Trẻ <30kg: 0.5g/24 giờ, uống hàng ngày
Trẻ ?30kg: 1.0g/24 giờ, uống hàng ngày (B)

Chú ý:

– Với những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao, thời gian tiêm là 3 tuần/lần
– Chỉ những bệnh nhân dị ứng với cả penicillin và sulfadiazin mới dùng erythromycin để phòng thấp cấp II.
– Liều dùng: Erythromycin 250 mg/ 2 lần/ 24 giờ
– Chống chỉ định dùng các sulfonamid (sulfonamid) ( sulfadiazin, sulfadoxin…) ở bệnh nhân thấp tim, bệnh tim do thấp vào 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai.
– Cần tiếp tục phòng cấp II cho các bệnh nhân bị bệnh van tim do thấp sau khi đã phẫu thuật bệnh van tim

2.3. Thời gian phòng thấp cấp II

Bệnh nhân Thời gian phòng bệnh
Không viêm tim, không bị bệnh van tim do thấp Tối thiểu 5 năm sau đợt thấp lần cuối và tới năm 18 tuổi
Viêm tim Tối thiểu tới năm 25 tuổi hoặc lâu hơn
Bệnh van tim do thấp Suốt đời
Bệnh nhân đã thay van nhân tạo Suốt đời

 

Dùng liệu pháp kháng sinh để tiêm phòng cho những bệnh nhân đã từng bị mắc bệnh thấp khớp hay thấp tim. Thuốc có thể dùng là penicillin. Cần phải uống thuốc để dự phòng liên tục trong suốt thời kỳ thiếu niên. Những trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm khuẩn răng có thể dẫn tới nhiễm khuẩn máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng hoặc phải làm thủ thuật hay phẫu thuật, phải thông báo cho bác sĩ biết có bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng trước. Cho đến nay, chưa có vắc-xin chống liên cầu. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm liên cầu khuẩn vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh bệnh thấp tim. Gia đình phải cho trẻ tái khám định kỳ mỗi 4 tuần, 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên bỏ tái khám vì bệnh sẽ tái phát và nặng lên nhiều.

Bệnh thấp tim rất nguy hiểm nhưng dễ phòng ngừa

Bài liên quan: Bệnh thấp tim các tổn thương và thuốc điều trị

Yhocvn.net (Theo hướng dẫn của BV Nhi TW)

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook