Thứ Hai, 16/03/2020 | 18:09

Bệnh nhân ung thư cần phải làm gì bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch Covid-19. Những việc bệnh nhân ung thư nên làm

Dịch Covid-19 lây qua đường hô hấp khi chúng ta tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh như giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc lây trực tiếp do tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh như bắt tay người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh, lây truyền do chúng ta vô tình chạm tay vào các bề mặt bị nhiễm virus và đưa lên mắt, mũi, miệng. Trước diễn biến của dịch, những bệnh nhân ung thư đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật, hóa chất khi mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng cao hơn người bình thường. Để bảo vệ sức khỏe người bệnh ung thư cần phải làm gì?

GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K đã dẫn thông tin từ một nghiên cứu mới đây được các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện và công bố trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới The Lancet Oncology tháng 3 cho thấy người bệnh ung thư có nguy cơ mắc Covid-19 (SARS-CoV-2) cao hơn so với người không bị ung thư.

Bệnh nhân ung thư dễ diễn biến nặng nếu nhiễm Covid-19

Những bệnh nhân đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm Covid-19 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn so với người không bị ung thư.

Lý giải điều này GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết các thuốc điều trị ung thư, đặc biệt là thuốc sử dụng trong hóa trị, có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch.

Do đó, những người bệnh bị sốt khi điều trị nhưng không có yếu tố dịch tễ hay tiếp xúc gần người nghi mắc Covid-19 thì không có gì phải lo lắng. Nếu biểu hiện bất thường, người bệnh hãy liên lạc với bác sĩ điều trị và tuân thủ các hướng dẫn.

GS.TS Trần Văn Thuấn khuyến cáo người bệnh ung thư: “Dù nguyên tắc và các phương pháp dự phòng Covid-19 không có gì khác biệt so với người bình thường, người bệnh ung thư cần lưu ý, thận trọng thực hiện chúng một cách triệt để và nghiêm ngặt hơn”.

+ Bệnh nhân ung thư tránh tiếp xúc với nguồn lây, tránh đến nơi đông người.

+ Ngừa dịch Covid-19 bảo vệ sức khỏe bệnh nhân ung thư thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước (trong 20 giây) hoặc bằng dung dịch vệ sinh tay khô có ít nhất 60% cồn.

+ Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường. Nếu có thể hãy hạn chế ra ngoài đường, đến chỗ đông người nếu không có việc cần thiết.

+ Khi ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay chứ không sử dụng bàn tay của mình.

+ Tránh chạm tay lên mắt, mũi và miệng.

+ Khi ho hoặc hắt hơi hãy sử dụng khăn giấy. Sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy và rửa tay với xà phòng.

+ Rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước sát khuẩn hoặc cồn 70 độ.

+ Tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm Covid-19, người nghi nhiễm

+ Bệnh nhân ung thư nên đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người như bệnh viện, siêu thị…

+  Người bệnh ung thư cần chăm sóc dinh dưỡng tích cực để duy trì sức khỏe, tăng cường miễn dịch chống lại bệnh ung thư cũng như các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội.

+ Làm sạch các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào như: tay nắm cửa, quầy hàng, nhà vệ sinh, bàn phím, máy tính bảng, điện thoại…

Tăng cường các biện pháp bảo hộ cho người bệnh ung thư và sau điều trị ung thư

Người bệnh ung thư, hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất an tâm bởi bệnh viện đã thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh truyền nhiễm, đảm bảo an toàn cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết bệnh viện đã tăng cường các biện pháp bảo hộ cho người bệnh ung thư và sau điều trị ung thư; tích cực sàng lọc, theo dõi sát người bệnh ung thư lớn tuổi hoặc có bệnh lý kèm theo.

Giờ vào thăm bệnh nhân cũng được điều chỉnh để phù hợp hơn với công tác khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, cùng với đó số lượng người nhà đi cùng nên hạn chế tối thiểu, bệnh viện khuyến cáo mỗi người bệnh chỉ nên đi cùng 1,2 người nhà.

Bệnh viện  đã dự phòng sẵn khu vực và trang thiết bị ứng phó nếu có trường hợp nghi nhiễm. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh và những người đến Bệnh viện trong thời điểm dịch bệnh, Bệnh viện đã triển khai bố trí 2 phòng khám, cách ly riêng trên 2 container.

2 phòng khám và cách ly được trang bị đầy đủ theo hướng dẫn Bộ Y tế, trường hợp người đến bệnh viện có dấu hiệu nghi ngờ sẽ được hướng dẫn và đưa đến khu vực này.

Bệnh viện cũng đã lên phương án sẵn sàng để triển khai khám, thực hiện xét nghiệm, chụp chiếu riêng tại khu vực cách ly nếu người bệnh vừa có biểu hiện nghi ngờ về dịch bệnh, vừa có bệnh lý ung bướu.

Những người có biểu hiện bệnh hô hấp như ho, hoặc sốt được yêu cầu không vào thăm người bệnh.

Sàng lọc, giám sát chặt chẽ những người ra vào bệnh viện. Bằng cách bổ sung nhiều điểm sàng lọc tại các vị trí trong bệnh viện khu vực cách ly đã sẵn sàng ứng phó nếu có trường hợp nghi ngờ và tiếp tục triển khai chặt chẽ nhiều phương án để ngăn ngừa dịch bệnh.

Bệnh viện tăng cường tần suất vệ sinh khử khuẩn các khu vực công cộng trong toàn bệnh viện, kể cả các vị trí lau tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, thang máy, vòi xịt labo, ghế ngồi trong khuôn viên bệnh viện,…

Tất cả khoa, phòng khám điều trị đều được vệ sinh hàng ngày, khu vực phòng khám vệ sinh tối thiểu 2-3 lần/ngày.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Mối nguy hiểm của bệnh nhân ung thư nhiễm Covid-19

+ Đi khám bệnh mùa dịch bệnh covid-19 có thật sự đáng sợ không?

+ Hướng dẫn đi khám bệnh mùa dịch bệnh

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook