Thứ Tư, 18/03/2020 | 16:03

Đi khám bệnh mùa dịch bệnh covid-19 có thật sự đáng sợ không?

Tâm lý sợ lây nhiễm bệnh Covid-19 khiến nhiều người dù có bệnh vẫn ngần ngại, trì hoãn đi khám tại các cơ sở y tế. Đây cũng là một trong những nguyên do chính khiến bệnh đã nặng càng thêm trầm trọng.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) lây lan với tốc độ nhanh chóng trên thế giới, hơn 185.000 người nhiễm bệnh, số người tử vong đã lên đến 7,330 ca sau gần 3 tháng bùng phát dịch. Số ca đã khỏi bệnh là 80,236 ca. Nhưng điều đáng nói là dịch bệnh covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại và các nhà khoa học cũng chưa đưa ra được loại vaccin nào có thể khống chế virus corona (Sars-coV-2) này vì vậy việc trì hoãn không chịu đi khám trong khi trong người có bệnh là việc vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân có thể chưa chết vì Covid-19 thì đã chết vì bệnh hiện có của mình.

Đi khám bệnh mùa dịch bệnh covid-19 có thật sự đáng sợ không?
Đi khám bệnh mùa dịch bệnh covid-19 có thật sự đáng sợ không?

Bệnh nặng cứ tưởng bệnh xoàng

Liên tiếp mấy ngày qua, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tiếp nhận nhiều trường hợp người bệnh nhập viện trong tình trạng khá nguy kịch, có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh nhân T.V.T. (77 tuổi, ngụ Quảng Nam) cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng trong tình trạng mệt mỏi, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, có dấu hiệu rối loạn điện giải. Bước đầu bệnh nhân được bác sĩ xác định bị nhiễm trùng đường ruột cấp tính có biến chứng rối loạn điện giải.

Trước đó hơn 1 tuần, ông T. xuất hiện dấu hiệu đau bụng, đi cầu lỏng, sốt nhẹ, ho nhưng không đến khám tại bệnh viện mà tự ý mua thuốc trị cảm về uống theo suy đoán. Lý giải nguyên nhân không đến khám tại bệnh viện, ông T. nói: “có dịch không được tới nơi đông người” nên cũng sợ không dám đi khám, sợ bị phải cách ly 14 ngày. Nghĩ bệnh nhẹ ở nhà uống thuốc rồi cũng hết”.

Chia sẻ về trường hợp này, ThS-BS Thái Thị Thanh Thúy, khoa Nội 2 – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, cho biết: “Người bệnh bị nhiễm trùng đường ruột cấp, nhập viện trong tình trạng rối loạn điện giải kèm theo tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh”.

Một trường hợp khác, bà N.T.T.L (63 tuổi) cũng nhập viện tại khoa Nội 2 sau 2 tuần tự ý dùng thuốc nhưng không khỏi. Bà T.L được thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết, phát hiện mắc viêm gan cấp với các dấu hiệu ban đầu như: vàng mắt, tiểu vàng, đầy bụng, ăn kém. Bác sĩ điều trị trực tiếp cho biết: “Viêm gan cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: rối loạn đông máu, hôn mê gan, suy thận…”.

Người dân có tâm lý lo lắng, hoảng sợ

“Xịt, xịt, xịt nữa đi” – một bà mẹ luôn miệng nhắc nhở cậu con trai nhỏ phải vào viện Bạch Mai khám bệnh. Cậu con trai làu nhau trong tiếng phàn nàn của bà mẹ: “Lại cãi hả, lây bệnh bây giờ”…

Cảnh ông chồng làu nhàu “Xịt, xịt gì hoài. Nãy giờ bà xịt 3 lần rồi đó. Còn để cho người khác xài nữa chớ. Xịt hết của người ta”. Bà vợ vẫn không nhịn: “Bao đồng vừa thôi cha nội. Giữa bệnh viện bự thế này mà cũng lo hết nước rửa tay”.

Từ cổng viện vào đến trong khu khám bệnh người người đeo khẩu trang, già trẻ lớn bé bịt kín mít, chỉ lòi mỗi con mắt để nhìn thấy đường đi, ai cũng chấp hành nghiêm túc việc không nói chuyện.

Đi khám bệnh mùa dịch bệnh covid-19 có thật sự đáng sợ không?
Đi khám bệnh mùa dịch bệnh covid-19 có thật sự đáng sợ không?

Cảnh tượng bệnh viên vắng vẻ với cả hành lang ngồi chờ có một vài người, thật là chưa từng có trong lịch sử. Bác sĩ, y tá những ngày này niềm nở hẳn. Họ có vẻ đúng chuẩn lương y như từ mẫu vì bệnh nhân đến với họ lúc này như là khách quý vậy. Mấy cô y tá bảo có bệnh họ còn chẳng đi khám vuống hồ gì đi kiểm tra sức khỏe.

Theo Ths. Bs. Trần Việt Hùng – Bệnh viện Bạch Mai: “dịch bệnh covid-19 thật sự nguy hiểm với tỷ lệ lây nhiễm cao tuy nhiên tỷ lệ từ vong rất thấp (2,2%). Nó chỉ đặc biệt nguy hiểm với người già, yếu, những người có bệnh nền. Đối với những người có bệnh hoặc có những dấu hiệu của bệnh thì người bệnh không nên vì sợ hãi mà tự động mua thuốc về uống, hay cố gắng trì hoãn tại nhà. Các cơ sở y tế, bệnh viên tuy là nơi có thể có nhiều mầm bệnh nhưng cũng là nơi khá an toàn nếu chúng ta biết cách tự bảo vệ mình. Khắp nơi trong bệnh viện đều có nước rửa tay diệt khuẩn. Nhân viên y tế luôn nhắc nhở bạn đeo khẩu trang và bạn được phát miễn phí nếu chưa có. Bạn được đo nhiệt độ và hỏi các thông tin dịch tễ. Một số bệnh viện rất thận trọng, sáng tạo khi đưa ra những giải pháp thật tuyệt vời như dán viếng tròn trước ngực bệnh nhân với dòng chữ ‘Đã kiểm tra lọc Covid-19’ rồi lại ‘khuyến mại’ cho một vòng tay xinh xắn ‘đã sàng lọc thông tin covid-19. Đây chính là giấy thông hành để bệnh nhân có thể đi trong bệnh viện mà không cần lo lắng gì cả”. “Mọi người đều rất nhẫn nại để được các mẩu giấy thông hành này”, Bs Hùng cho biết.

Bs Trần Việt Hùng cũng khuyến cáo người dân

– Ăn nhiều rau xanh, uống bổ sung vitamin, vitamin C

– Bổ sung thuốc để tăng cường hệ miễn dịch

– Tập thể dục đều đặn

– Ngủ đúng giờ

– Sinh hoạt có khoa học

– Đeo khẩu trang khi đi ra đường

– Rửa tay đúng cách

– Không đến chỗ đông người nếu không cần thiết nhưng vẫn nên đi khám tại các cơ sở y tế khi có các triệu chứng bệnh ban đầu, không nên tự ý mua thuốc uống tại nhà để tránh trường hợp nguy hiểm đến đến tính mạng.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ: 

+ Bệnh viện là một trong những nơi an toàn trong đại dịch

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook