Thứ Ba, 31/07/2018 | 17:42

Bệnh mất khứu giác nguyên nhân do đâu?

Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp có nhiệm vụ dẫn khí, sưởi ấm và làm sạch luồng không khí đi qua mũi, mũi còn là cơ quan dùng để ngửi. Mũi còn tham gia vào việc phát âm và các xoang xương đổ vào mũi là các hòm cộng hưởng âm thanh.

Về cấu tạo giải phẫu có 2 hố mũi, ngăn cách nhau ở giữa bởi vách mũi giữa, mỗi hố mũi đều có 4 thành và 2 lỗ mũi trước, sau.

Mũi được lót một lớp niêm mạc. Niêm mạc mũi ien tiếp với niêm mạc lót mặt trong các xoang. Mũi gồm 3 phần: Mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi và các khoang lien quan đến mũi. Bình thường, mũi người có chừng 100 triệu tế bào thần kinh để ngửi và khoảng 1.000 gen khác nhau nằm trong các tế bào cảm thụ khứu giác này.

Mỗi thụ thể thần kinh chỉ phân tích, tiếp nhận một số mùi nhất định. Tín hiệu điện từ thụ thể khứu giác sẽ được chuyển về não bộ để xác định được mùi hương của sự vật. Hoạt động của khứu giác: các phân tử mùi thâm nhập vào mũi nhờ sự vận chuyển của không khí, tại mũi nó sẽ tự phân tán vào dịch nhầy được tiết ra từ màng nhầy của mũi. Tiếp theo, dịch nhầy sẽ tự ien kết với các dây thần kinh khứu giác để chuyển đổi các thông tin trở thành tín hiệu điện, dẫn truyền về não bộ, từ đó não bộ nhận ra mùi.

Mũi là cơ quan khứu giác mang lại cho bạn cảm nhận về mùi bao gồm các thụ thể ở lớp màng nhầy của mũi để gửi thông tin qua các dây thần kinh đi về não.

Chứng mất khứu giác (tên tiếng Anh là Anosmia) là sự giảm hoặc mất hoàn toàn cảm nhận mùi. Sự mất cảm nhận mùi này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn với rất nhiều nguyên nhân có thể do bệnh lý, do phẫu thuật thẩm mỹ hoặc một số nguyên nhên do dinh dưỡng….

Nguyên nhân mất khứu giác

+ Tuổi tác

+ Thuốc (ví dụ như một số thuốc cao huyết áp)

+ Tạo hình mũi

+ Thiếu kẽm

+ Suy dinh dưỡng

Bạn có thể mất cảm nhận về mùi nếu bất kỳ phần nào của đường khứu giác bị tổn thương

Những bệnh lý là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mất khứu giác

+ Viêm mũi không liên quan đến dị ứng (ngạt mũi hoặc hắt hơi mạn tính không liên quan đến dị ứng)

+ Dị dạng xương bên trong mũi

+ Xơ vữa động mạch

+ Viêm xoang cấp

+ Viêm mũi dị ứng

+ Cảm lạnh thông thường

+ Cúm

+ Polyp mũi

+ Tâm thần phân liệt

+ Chấn thương não

+ Bệnh Alzheimer

+ Phình mạch não

+ Phẫu thuật não

+ Bệnh Parkinson

+ Bệnh Huntington

+ Hội chứng Sjogren (một bệnh lí viêm gây khô mũi và mắt)

+ Teo đa hệ thống (MSA) (một rối loạn tiến triển của hệ thống thần kinh)

+ Bệnh Paget xương (bệnh lí ảnh hưởng đến xương mà thường là những xương ở mặt)

+ Bệnh Pick (một loại thiếu máu)

+ Hội chứng Kallmann (tinh hoàn không có khả năng sản xuất tinh trùng)

+ Hội chứng Klinfelter (khi nam giới có thể một nhiễm sắc thể X trong bộ nhiễm sắc thể của họ)

+ Chứng loạn thần Korsakoff (rối loạn chức năng não do thiếu thiamin)

+ Xạ trị

+ Tiểu đường

+ Các khối u ác tính, lành tính

Phương pháp điều trị triệu chứng mất khứu giác

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân.

+ Nếu mất khứu giác là do cảm cúm, dị ứng hoặc viêm xoang, khứu giác thường sẽ tự phục hồi sau vài ngày. Nên đến khám bác sỹ nếu khứu giác vẫn chưa phục hồi khi các triệu chứng cảm hoặc dị ứng đã thoái lui.

Điều trị chứng mất khứu giác do tổn thương niêm mạc mũi bao gồm:

+ Chống nghẹt mũi, phù nề

+ Kháng Histamines

+ Steroid dạng xịt mũi

+ Kháng sinh, chống nhiễm khuẩn

+ Giảm tiếp xúc các yếu tố kích thích niêm mạc mũi hoặc dị ứng.

+ Cai thuốc lá

Mất khứu giác gây ra do tắc nghẹt có thể xử trí bằng lấy vật gây tắc. Xử trí có thể bao gồm phẫu thuật cắt polyps mũi, phẫu thuật làm thẳng vách ngăn hoặc làm sạch xoang mũi.

Nếu do chấn thương não thì sau khi chấn thương hồi phục, bệnh nhân có thể ngửi trở lại;

Người già dễ bị mất khứu giác vĩnh viễn. Hiện chưa có điều trị với các trường hợp mất khứu giác bẩm sinh.

Phòng tránh bệnh mất khứu giác

Cách tốt nhất để bảo vệ khứu giác là phòng và điều trị các nguyên nhân gây rối loạn khứu giác như chữa các bệnh: cảm, cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm xoang… một cách triệt để.

Đeo khẩu trang bảo vệ tránh khói, bụi, không khí lạnh… mỗi khi ra đường.

Nên có thói quen rửa mũi bằng nước muối sinh lý từ 2-3 lần hàng ngày hoặc mỗi khi đi ra ngoài về nhà để làm sạch niêm mạc mũi.

Luyện tập khứu giác như ngửi mùi các loại hoa, thức ăn cho quen… để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường của khứu giác và điều trị khi bệnh mới phát triển…

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook